Quyền được ưu tiên thanh toán các quyền lợi khi có quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 28 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Nội dung các quy định về quyền của người lao động trong pháp luật

1.3.3. Quyền được ưu tiên thanh toán các quyền lợi khi có quyết định

định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Về khái niệm, sau khi DN bị tuyên bố là phá sản tài sản của DN sẽ được

lợi khi có quyết định tuyên bố phá sản DN được hiểu là khi có nhiều chủ nợ chờ được thanh toán khoản nợ của mình thì NLĐ được xếp ở nhóm thanh toán đầu tiên, có thể là được ưu tiên thanh toán đầu tiên hoặc thứ hai, thứ ba nhưng chắc chắn sẽ không bị xếp ở nhóm được thanh toán cuối cùng. Quyền ưu tiên này đặc biệt có ý nghĩa khi số tài sản của DN không đủ để trả hết cho các chủ nợ, lúc này các đối tượng xếp cuối danh sách thanh toán sẽ có nguy cơ không được thanh toán đủ số nợ của mình thậm chí là không được thanh toán. Việc sắp xếp NLĐ được ưu tiên thanh toán là việc làm có chủ đích của nhà làm luật, bởi không giống như những chủ nợ khác mối quan hệ của NLĐ với DN là mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ và nó không có sự công bằng về ý chí giữa hai bên và tiền lương, BHXH, trợ cấp thôi việc mà DN trả là nguồn thu nhập duy nhất họ có. Như đã phân tích ở trên thì khi xảy ra phá sản NLĐ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bị động nhất cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Trao quyền ưu tiên thanh toán cho NLĐ thể hiện cái nhìn nhân văn của nhà làm luật đồng thời phản ánh đúng thực tiễn cuộc sống.

Luật Phá sản mới của Trung Quốc có hiệu lực kể từ 01/06/2007. Luật phá sản cũ của Trung Quốc được ban hành vào năm 1986 và chỉ áp dụng cho công ty quốc doanh nên gây khó khăn rất lớn cho các công ty tư nhân khi bị phá sản.Về thứ tự các khoản thanh toán khi DN phá sản, trước đây những NLĐ bị mất việc làm khi công ty phá sản sẽ được thanh toán trước, nhưng theo luật mới thì các chủ nợ sẽ được ưu tiên “Một chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản cụ thể của phá sản được hưởng các ưu tiên được hoàn trả tài sản cụ thể” sau đó đến NLĐ “Các tài sản phá sản, sau khi chi phí cho TTPS được đài thọ và các khoản nợ phát sinh cho lợi ích chung của các chủ nợ đều được hoàn trả đầu tiên, sau đó thanh lý theo trình tự sau đây: (i) tiền lương, trợ cấp cho điều trị y tế, thương tích và tàn tật và lương hưu cho người khuyết tật

và gia đình của người đã khuất mà phá sản nợ, phí bảo hiểm tuổi già cơ bản và tiền đóng bảo hiểm y tế cơ bản mà không nhập vào tài khoản cá nhân của nhân viên, và việc bồi thường cần được trả cho NLĐ theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định hành chính; (ii) bảo hiểm xã hội mà phá sản không trả được, các loại thuế chưa thanh toán; ...” [Điều 110; Điều 113, 22]

Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng Phá sản không chỉ là mối quan hệ giữa chủ nợ và người đi vay, mà nó còn động chạm tới các vấn đề xã hội như tình trạng thất nghiệp và NLĐ nhưng pháp luật nước này chưa lưu ý đến [3]. Trong một thời gian dài, nhiều tòa án địa phương tại Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận tình trạng phá sản, ngay cả các chính quyền địa phương cũng không cho phép họ phá sản. Vấn đề của Trung Quốc theo tôi có lẽ là do các nhà cầm quyền chưa chịu lắng nghe thị trường mà vẫn còn đặt nặng yếu tố chính trị lên Luật phá sản, mà một trong những bộ phận bị ảnh hưởng đó là NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)