Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 27 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Nội dung các quy định về quyền của người lao động trong pháp luật

1.3.2. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ

Về khái niệm, HNCN được hiểu là cuộc họp của các chủ nợ do Thẩm

phán triệu tập và chủ trì để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN. Về mặt trình tự, đây là thủ tục mang tính trung gian sau khi Tòa án đã mở TTPS và trước khi ra quyết định có tuyên bố DN phá sản hay không. Thành phần tham gia HNCN thường bao gồm: Chủ nợ (không có đảm bảo hoặc đảm bảo một phần), NLĐ, con nợ (người đại diện theo pháp luật hoặc ủy quyền của DN) nhưng việc biểu quyết để đưa ra quyết định cuối cùng thuộc về chủ nợ và NLĐ. Việc tham gia HNCN với tư cách là người nộp đơn yêu cầu mở TTPS hay đại diện của NLĐ đã trao cho NLĐ quyền định đoạt số mệnh pháp lý của DN: cải tổ, phục hồi hoạt động kinh doanh hay biến mất mãi mãi trên thương trường.

Pháp luật phá sản Trung Quốc quy định “Một chủ nợ tham dự đại diện

cho NLĐ và công đoàn của các con nợ, người có thể bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề có liên quan” [Điều 59, 22] và “Nghị quyết do Đại hội đồng chủ nợ được chấp nhận bởi hơn một nửa số chủ nợ đó tham dự cuộc họp, có quyền bỏ phiếu, và đại diện cho một nửa hoặc nhiều hơn tổng số tiền của các khiếu kiện không có bảo đảm, trừ trường hợp quy định của Luật này” [Điều

64, 22]. Luật phá sản 1994 của Lào cũng công nhận quyền tham gia HNCN của NLĐ thông qua đại diện của mình, đại diện Công Đoàn và thông qua

Nghị quyết khi có đại diện của ít nhất 2/3 số nợ biểu quyết tán thành [Điều 19; Điều 25, 21] Việc lựa chọn tương lai nào cho DN sẽ quyết định số tiền nợ mà NLĐ có thể đòi được, đó là tiền lương, BHXH, trợ cấp thôi việc….nhưng có phải NLĐ thực sự nắm trong tay quyền định đoạt DN khi mà việc thông qua Nghị quyết của HNCN lại bằng cách biểu quyết dựa trên đại diện cho tổng số nợ. Vì một khi DN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn dẫn đến phá sản thì số nợ đó chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều số tiền nợ lương cùng các trợ cấp khác cho NLĐ. Nhưng không thể phủ nhận việc trao quyền tham gia HNCN là cách để NLĐ nhận thức rõ hơn về quyền của mình, giúp họ có thêm những hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là nắm rõ được diễn biến, tình hình phá sản của DN.

Trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hoặc việc phá sản xảy ra ở những Tổng công ty, tập đoàn lớn với hàng nghìn nhân viên nếu việc phá sản xảy ra không những quyền lợi của NLĐ không được đảm bảo mà tình trạng thất nghiệp xảy ra dẫn đến cả bất ổn về xã hội. Với những trường hợp như vậy HNCN sẽ ra quyết định phục hồi hoạt động kinh doanh, với việc cũng là một thành viên có quyền biểu quyết của Hội nghị NLĐ đã nắm trong tay chìa khóa để tự cứu lấy mình. Tinh thần này được thể hiện rất rõ trong luật phá sản Pháp, “Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 cũng thể hiện xu hướng thay đổi trong pháp luật phá sản của Pháp. Mục tiêu của pháp luật phá sản “hướng vào người mắc nợ” rất rõ nét với quan điểm rõ ràng là trong tình trạng thất nghiệp cao, khả năng về việc làm và sản xuất phải được đảm bảo bằng mọi biện pháp” [4]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lao động trong pháp luật phá sản của việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)