Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa 07 (Trang 41 - 45)

Đề nghị giao kết hợp đồng là một hành vi pháp lý đơn phương, được khởi phát từ người đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng khi đã đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yếu tố cần có (thể hiện mong muốn ràng buộc, mang tính xác định, cụ thể và đảm bảo tính đến đối với ngời nhận đề nghị giao kết hợp đồng) thì có tính cưỡng chế đối với người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Chính vì nó được pháp luật bảo vệ mà nó là quan trọng và mang ý nghĩa pháp lý hơn những lời chào hàng đơn thuần. Nếu như sẽ chẳng có sự ràng buộc nào đối với người đề xướng ra lời đàm phán hợp đồng thì ngược lại với đề nghị giao kết hợp đồng là có sự cưỡng chế. Do vậy, nó mới cần phân biệt và xác định cụ thể khi so sánh với lời mời đàm phán.

Được coi là một bước đầu tiên để tạo nên một hợp đồng giữa hai bên và có một vị trí quan trọng để có thể thiết lập được ý chí chung do vậy nếu như có tồn tại sự thay đổi ý chí thì nó cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Chào hàng chỉ có thể có hiệu lực khi nó đến được người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng được tính bắt đầu từ thời điểm “đến”. Và thời điểm đến đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu

lực đóng vai trò rất quan trọng vì chỉ ra thời điểm chính xác mà bên được đề nghị có thể chấp nhận đề nghị, do vậy, sẽ ràng buộc bên đưa ra đề nghị hợp đồng.

Về thời điểm có hiệu lực của một đề nghị giao kết hợp đồng, ngoài qui định về thời điểm đến pháp luật Việt Nam cho phép người đưa ra đề nghị này được quyền ấn định thời điểm này và được pháp luật tôn trọng quyền này. Nếu như người đưa ra đề nghị không ấn định về vấn đề này thì pháp luật mới can thiệp bằng cách xác định thời điểm đến của đề nghị đối với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm đến này theo pháp luật Việt Nam được xác định khi đề nghị được: (i) gửi đến nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; hoặc (iii) bên được đề nghị biết được đề nghị thông qua các phương thức khác.

Một đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực đích thực nếu như lời đề nghị đó được đảm bảo xuyên suốt, không có thay đổi, hủy bỏ cho đến khi người nhận đề nghị trả lời chấp nhận và hợp đồng được hình thành. Việc thay đổi, rút lại đề nghị theo nguyên tắc là có thể áp dụng đối với cả đề nghị giao kết có thể hủy ngang hoặc không hủy ngang miễn là việc thay đổi, rút lại này phải được thông báo với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng trước hoặc cùng thời điểm với lời đề nghị ban đầu. “Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng” (Điều 15, Công ước Viên 1980).

“Đề nghị giao kết hợp đồng, kể cả không thể hủy ngang, vẫn có thể được rút lại nếu việc rút lại đề nghị đến người nhận trước hoặc cùng lúc với đề nghị” theo Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế. Việc qui định pháp luật như vậy vừa bảo vệ cho người nhận đề nghị, mặt

khác cũng là bảo vệ người đề nghị giao kết hợp đồng. Đứng ở vị trí người nhận đề nghị, nhà làm luật chỉ cho phép được thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị nếu như sự thay đổi này được đến trước hoặc cùng lúc với lời đề nghị giao kết hợp đồng ban đầu. Với thời điểm được qui định, người nhận đề nghị chưa có xem xét hay quyết định cụ thể đối với một lời đề nghị, do vậy họ cùng chưa thể thiết lập được sự đồng thuận hình thành hợp đồng nên cũng sẽ chẳng có tổn thất nào xảy ra trên thực tế. Ngược lại, với tư cách hay là ở vị trí của người đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật vẫn cho phép họ có cơ hội để có thể thay đổi ý định của mình mà không phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Với việc có thể thay đổi ý chí của mình này, người đề nghị giao kết sẽ không còn lý lẽ nào để có thể phủ nhận trách nhiệm của mình đối với ý chí mà mình đã xác lập.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp thu hồi lời đề nghị đều sẽ mất tác dụng nếu như chấp nhận của bên nhận đề nghị đưa ra là có hiệu lực trừ trường hợp đề nghị được huỷ bỏ do có điều kiện đã được qui định trong hợp đồng xảy ra. Việc xác định thế nào là một lời chấp nhận và hiệu lực của nó không nằm trong phạm vi của Luận văn này. Tuy nhiên việc xác định thời điểm có hiệu lực của nó là cần thiết để xác định thời điểm mà rút lại đề nghị giao kết không thể thực hiện được. Thực tế hiện nay đang tồn tại hai cách nhận định về thời điểm chấp nhận có hiệu lực:

Thứ nhất, chấp nhận có hiệu lực khi đã được gửi đến người đề nghị giao kết hợp đồng. Với quan niệm này thì cách hiểu cũng như áp dụng cũng giống như cách hiểu về điều kiện đề nghị giao kết được gửi đến người được đề nghị.

Thứ hai, chấp nhận có hiệu lực tính từ thời điểm người nhận đề nghị gửi chấp nhận đề nghị. Đối với trường phái này thường được áp dụng trong hệ thống Common Law với học thuyết “postal rule” hay “ mail- box rule”.

Với quan niệm thứ nhất thì đã rõ ràng về việc thể hiện quan niệm và người nhận đề nghị giao kết có thể rút lại chấp nhận nhưng với cách quan niệm thứ hai thì sẽ là không thể. Cách giải quyết như vậy có thể gây nhiều bất lợi cho bên đề nghị, vì không phải lúc nào cũng có thể biết được liệu còn có thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng hay không. Tuy nhiên, giải pháp này cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên được đề nghị bằng việc rút ngắn khoảng thời gian mà đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xem xét sự tồn tại của ba ngoài lệ mà kể cả khi thực hiện việc rút lại đề nghị trong khoảng thời gian cho phép (trước khi chấp nhận có hiệu lực [12, tr. 59]. Các trường hợp cụ thể:

(1) Người đưa ra đề nghị sẽ không thể rút lại đề nghị giao kết hợp đồng nếu như đã cam kết không rút lại đề nghị giao kết và đã nhận được một nghĩa vụ đối ứng (consideration) cho cam kết này như là sự trả giá cho việc giữ lời hứa (option contract). Do bị chi phối bởi học thuyết consideration hay cũng là dựa trên nguyên tắc thoả thuận giữa các bên, khi mà hai bên có một thoả thuận rằng bên đề nghị không được huỷ bỏ đề nghị trong một thời hạn nhất định mà bên đề nghị đã nhận được một khoản tiền của bên nhận đề nghị và bên nhận đề nghị cũng đã phải đổi một khoản tiền để đổi lại quyền duy trì hiệu lực của đề nghị;

(2) Người đề nghị không đợc rút lại đối với đề nghị không huỷ ngang (firm oferrs). Một đề nghị giao kết hợp đồng được coi là không bị huỷ ngang thờng chịu tác động bởi yếu tố xác định về một khoảng thời gian nhất định hoặc là do sự thể hiện của một người đưa ra một lời đề nghị giao kết mà trong đó có những cụm từ như: “đây là một đề nghị cố định”; “chúng tôi sẽ duy trì đề nghị này cho đến khi có câu trả lời của quí công ty” [16].Việc qui định này cũng là việc ràng buộc chắc chắn ý định đưa ra lời đề nghị nhằm

mong muốn để được giao kết hợp đồng với bên nhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng;

(3) Nếu người đề nghị đã biết trước rằng người nhận sẽ phải dựa vào đề nghị của mình, thì không được rút lại đề nghị. Minh chứng cho luận điểm này là ví dụ sau: Trong vụ kiện nhà cung cấp thép Coroniss Asosciates (bên A) và công ty xây dựng Gordon Constrution Co. (1996), bên B đã yêu cầu nhiều nhà cung cấp thép tham gia chào bán thép theo hình thức đấu thầu. A đã gửi chào hàng, sau đó một thời gian lại rút lại chào hàng. B khởi kiện, cho rằng A đã vi phạm hợp đồng vì chào hàng không thể rút lại được. Phán quyết của Toà án là: A thắng kiện. Để một chào hàng không thể huỷ ngang, thì bên chào hàng phải cam kết cụ thể và rõ ràng như vậy trong chào hàng. A đã không cam kết chi tiết như vậy trong hồ sơ tham gia chào bán nên không thể nhìn nhận là một lời đề nghị.

Một đề nghị mới có khả năng ràng buộc pháp lý với người đưa ra đề nghị còn một lời mời đàm phán thì không có được giá trị ấy. Việc xác định một sự thể hiện ý chí là đề nghị giao kết hợp đồng mục đích sâu xa là để xác định sự ràng buộc của nó với người đưa ra đề nghị, cũng như tính chịu trách nhiệm đối với đề nghị giao kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa 07 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)