Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa 07 (Trang 52 - 58)

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng

2.1.3. Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp

định về đề nghị giao kết hợp đồng chỉ còn được qui định bao quát tại Bộ luật Dân sự 2005.

2.1.3. Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng được nêu khái niệm tại Điều 390, Bộ luật Dân sự 2005 mà theo đó đưa ra ba điều kiện đối với một lời đề nghị giao kết hợp đồng, đó là: (i) sự thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; (ii) chịu sự ràng buộc đối với lời đề nghị này và (iii) bên nhận đề nghị giao kết là một bên xác định. Yếu tố cố định hay không hủy ngang của lời đề nghị giao kết hợp đồng được qui định theo pháp luật Việt Nam là việc nêu rõ thời hạn trả lời (Điều 390, khoản 2, Bộ luật Dân sự 2005). Khi một đề nghị đã được nêu rõ về thời hạn trả lời thì bên đưa ra đề nghị không có quyền giao kết hợp đồng với một bên thứ ba. Việc người đề nghị giao kết hợp đồng với một bên thứ ba trong thời hạn qui định chờ câu trả lời của người được đề nghị được coi là một sự tự “mâu thuẫn với bản thân” và đi ngược lại với ý chí ban đầu của người đưa ra lời đề nghị. Khi có một thời hạn trả lời, tức là người đưa ra đề nghị đã muốn ràng buộc mình với thời hạn này và phải tuân thủ theo thời hạn đã đề ra. Với việc phá vỡ cam kết của mình, người đưa ra đề nghị phải chấp nhận hay gánh chịu một trách nhiệm bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với người được đề nghị khi họ không thể giao kết được hợp đồng đó. Qui định này cho thấy pháp luật Việt Nam đã ràng buộc người đề nghị với người được đề nghị ngay cả khi người được đề nghị đã nhận được lời đề nghị mà không cần biết đến việc chấp nhận đề nghị tạo thành hợp đồng có hiều lực riêng của nó.

Về thời điểm có hiệu lực của một đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật Việt Nam cho phép người đưa ra đề nghị này được quyền ấn định và pháp luật tôn trọng quyền này. Nếu như người đưa ra đề nghị không ấn định về vấn đề này thì pháp luật mới can thiệp bằng cách xác định thời điểm đến của đề nghị đối với người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm đến này theo pháp luật Việt Nam được xác định khi đề nghị được: (i) gửi đến nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; hoặc (iii) bên được đề nghị biết được đề nghị thông qua các phương thức khác.

Ngoài hình thức thể hiện bằng văn bản, đề nghị giao kết được pháp luật Việt Nam công nhận ở nhiều hình thức khác. Bên đề nghị nhận được thông tin qua các phương thức khác được hiểu là hình thức tiếp nhận thông qua nhận được sự truyền đạt của người đưa ra đề nghị như là qua lời nói, hành động hoặc mọi hình thức thể hiện mong muốn khác của người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Pháp luật Việt Nam thường không công nhận một lời đề nghị giao kết mang tính đại chúng, một lời quảng cáo hay những phương thức khác mà bên nhận đề nghị không thể xác định cụ thể ít nhất cũng là kiểm soát được số lượng bên nhận được đề nghị. Bởi đi từ nền tảng trọng hình thức theo truyền thống Civil Law và Sovietique Law, pháp luật Việt Nam cho rằng, khi một người đưa ra một cam kết ràng buộc về một vấn đề nào đó thì anh ta phải thể hiện sự rõ ràng mong muốn ràng buộc của mình với một đối tượng, một người nhất định chứ không thể là đại chúng và không thể không biết chính xác người mà mình sẽ bị ràng buộc cùng. Điều đó có nghĩa là chỉ giao kết hợp đồng với người mà mình đã biết rõ. Quan niệm này khá cứng nhắc, khiến cho kinh doanh khó có hiệu quả cao và linh động bởi bản thân việc cũng cấp dịch vụ đòi hỏi một thị trường rộng lớn hơn sự quen biết.

Pháp luật Việt Nam cũng có qui định về hai trường hợp thay đổi, rút lại đề nghị và hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 392 và Điều 394, Bộ luật Dân sự 2005). Đối với thay đổi, rút lại đề nghị thì mô hình chung, kể cả đối với đề nghị cố định, bên đưa ra đề nghị có quyền thay đổi, rút lại một trong hai trường hợp: (i) nếu như việc thay đổi, rút lại này được chuyển đến trước hoặc cùng lúc với thời điểm nhận được đề nghị; hoặc (ii) thay đổi, rút lại đề nghị khi có điều kiện phát sinh đã được qui định từ trước. Việc thay đổi đề nghị khi có hiệu lực thi hành thì được coi là một đề nghị mới thay thế cho đề nghị giao kết hợp đồng đã được qui định trước đó. Đối với việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, thì việc hủy bỏ này chỉ được thực hiện khi bên đề nghị đã nêu rõ quyền này trong đề nghị giao kết qui định trước đó tuy nhiên phải có sự thông báo cho người nhận đề nghị và chỉ có thể thực hiện được quyền này khi người nhận đề nghị chưa trả lời chấp nhận. Với qui định này, pháp luật Việt Nam đã có những cơ chế nhất định ràng buộc trách nhiệm đối với người đề nghị giao kết hợp đồng khi thể hiện ý chí của mình cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Những qui định như vậy là hợp với thông lệ cũng như pháp luật hiện đại trên thế giới ngày nay. Việc đảm bảo chữ tín, kinh doanh đạt hiệu quả là phải đảm bảo tính chịu trách nhiệm đối với ý chí thể hiện của mình.

Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt theo pháp luật Việt Nam được xem xét khi thuộc một trong năm trường hợp: (i) bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii) khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại có hiệu lực; (iv) khi có thông báo về việc hủy bỏ có hiệu lực và (v) theo thỏa thuận của các bên trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Đối với qui định này, pháp luật Việt Nam đã sử dụng hình thức liệt kê để qui định vấn đề. Với năm trường hợp này cũng là năm trường hợp phù hợp với quan điểm, và thông lệ quốc tế.

Luật Thương mại 1997 có qui định về đề nghị giao kết hợp đồng (từ Điều 51 đến Điều 55) mà tại đó tính xác định của đề nghị giao kết hợp đồng được đẩy lên khá khắt khe khiến cho nhiều giao dịch có nguy cơ bị vô hiệu. Chẳng hạn Điều 50, Luật Thương mại 1997 qui định:

“Hợp đồng mua bán hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu sau đây: 1 – Tên hàng;

2 – Số lượng;

3 – Qui cách, chất lượng; 4 – Giá cả;

5 – Phương thức thanh toán;

6 – Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng.

Ngoài các nội dung chủ yếu qui định tại Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng”

Và Điều 51, khoản 1, Luật Thương mại 1997 qui định tiếp:

“Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong một thời hạn nhất định, được chuyển cho một hay nhiều người đã xác định và phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa theo qui định tại Điều 50 của Luật này”.

Với các qui định hình thức này, trói buộc hơn nhiều so với Công ước Viên 1980 như đã phân tích ở trên, pháp luật trở thành một rào cản cho thương mại. Tuy nhiên hiện nay, ngược lại hẳn Bộ Luật Dân sự 2005 không có qui định cụ thể gì về điều kiện tính xác định của đề nghị giao kết hợp đồng, có nghĩa là không quan tâm tới bất kể điều kiện nào của hợp đồng kể cả đối tượng của hợp đồng. Điều 402, Bộ luật Dân sự 2005 cho phép các bên có thể thoả thuận một số nội dung cơ bản của hợp đồng kể cả đối tượng của hợp đồng. Điều này có nghĩa là có thể không thoả thuận ngay cả đối tượng của hợp đồng. Rõ ràng các phân tích này cho thấy sự cực đoan của nhà làm

luật nhảy giữa hai thái cực tự do và kiểm soát kỹ lưỡng. Điểm đáng chú ý trong qui định tại Luật thương mại 1997 là đã khẳng định việc hợp đồn mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài không có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá thì không có hiệu lực (Điều 81, khoản 3), và đề nghị giao kết sẽ không có hiệu lực nếu không có những điều khoản chủ yếu của một hợp đồng mua bán hàng hoá (Điều 51, khoản 1). Đồng thời, bằng qui định về việc thay đổi các nội dung chủ yếu của một đề nghị giao kết hợp đồng, Luật Thương mại 1997 đã khá dễ dàng trong việc xác định về một lời đề nghị lại. Việc qui định như vậy được coi là một quan niệm cực đoan và không phải là một luật tốt. Tuy nhiên, mặc dù qui định này đã bị bãi bỏ nhưng nó lại để lại tàn dư khá lớn cho những tư tưởng, những giáo trình đào tạo luật. Có một quan điểm cho rằng: “Không phải lời đề nghị bất kỳ nào cũng đợc coi là đề nghị ký kết hợp đồng. Để cho lời đề nghị đó được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng thì trong đó phải chứa đựng một số yếu tố cơ bản sau: a) Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao kết hợp đồng của bên đề nghị; b) Trong đề nghị giao kết hợp đồng phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện cơ bản của hợp đồng; c) Trong đề nghị giao kết hợp đồng phải xác định rõ bên được đề nghị” [10, tr. 364]. Quan niệm này chỉ nên là “gợi ý” cho các luật sư tư vấn trong trường hợp giúp các bên soạn thảo đề nghị giao kết hợp đồng, chứ không thể là quan điểm pháp lý tốt dùng để giải quyết tranh chấp hợp đồng [6, tr. 187].

Điều 395, Bộ Luật Dân sự 2005 qui định một đề nghị lại là đề nghị khi mà “bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị”. Trong khi đó tại Điều 52. Luật Thương mại 1997 lại qui định là “bên nhận chào hàng có sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới” và “trong trường hợp bên

được chào hàng sửa đổi một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng nhưng không làm thay đổi một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp người chào hàng từ chối ngay những sửa đổi, bổ sung đó”. Với các qui định như vậy thì có thể hạn chế được vấn đề tranh cãi khi xác định thế nào là một lời đề nghị lại, nhưng nó lại mang tính chất áp đặt và chỉ có thể là phù hợp với một nền kinh tế mới thoát khỏi tập trung quan liêu bao cấp và non nớt về thị trường.

Luật Giao dịch điện tử 2005 là một đạo luật chuyên ngành và chỉ áp dụng đối với những hình thức giao dịch qua phương tiện điện tử (email, fax, telex,…). Trong đó có nêu về phương thức tiếp nhận cũng như gửi đi thông điệp điện tử và thời điểm có hiệu lực của thông điệp điện tử. Đối với những qui định này chỉ được coi là một hình thức thể hiện đề nghị và có thể áp dụng đối với một đề nghị thực hiện theo phương thức này. Việc xác định chủ thể được coi là người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng khi mà đề nghị giao kết được xác định là của người khởi tạo nếu như nó được người đó gửi hoặc bởi hệ thống thông tin do người đó thiết lập (địa chỉ email, cổng điện tử…) hoặc nếu như người nhận được đề nghị có thể xác định được dữ liệu đó có phải là của người khởi tạo hay không. Thời điểm nhận và gửi thông tin cũng được qui định. Ta quan tâm đến thời điểm nhận thông tin bởi nó được xem như thời điểm mà người đề nghị không thể rút lại, thay đổi lời đề nghị của mình. Trường hợp người nhận đó chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định. Nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận (Điều 19, khoản 1, Luật Giao dịch điện tử 2005). Đạo luật này cũng công nhận sự tồn tại của một đề nghị giao kết hợp đồng có

điều kiện, tức là, nếu trong đề nghị có tồn tại những điều kiện thì chỉ khi nào điều kiện đó thoả mãn thì đề nghị đó mới được coi là có hiệu lực (Điều 18, khoản 2).

Ngoài ra, trong pháp luật về đấu giá tài sản có qui định về việc đâu được coi là chấp nhận đề nghị giao kết như sau: “người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm và được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng” (Điều 2, khoản 5, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 18 tháng 01 năm 2005 về bán đấu giá tài sản). Tuy nhiên, văn bản này lại không có qui định nào để có thể xác định đâu là một lời đề nghị giao kết hợp đồng tương ứng với lời chấp nhận giao kết hợp đồng đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa 07 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)