Biện pháp tự bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam 03 (Trang 72 - 76)

3.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của

3.2.1. Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân là một biện pháp dân sự được thực hiện bởi chính chủ thể đó, cụ thể là những chủ thể được hưởng quyền (cá nhân là chủ thể trong ảnh có quyền hoặc chủ thể có quyền sở hữu ảnh). Khi pháp luật ghi nhận quyền hình ảnh cho mỗi cá nhân thì khi đó cá nhân sẽ ý thức được việc thực hiện quyền bảo vệ đối với hình ảnh của mình. Hơn nữa việc thực hiện quyền bảo vệ này của cá nhân không chỉ vì pháp luật ghi nhận quyền của mình mà hơn nữa còn bởi sự tác động, đánh giá của những người xung quanh lên hình ảnh của họ.

Các biện pháp tự bảo vệ quyền cá nhân đối với hình ảnh bao gồm các biện pháp sau:

Một là: Biện pháp tự mình cải chính, trong đó thì cải chính được hiểu

là chữa cho đúng sự thật và tuyên bố trước đám đông. Vậy, tự mình cải chính được hiểu là việc cá nhân bị xâm phạm quyền đối với hình ảnh của mình tự đứng ra chữa lại cho đúng sự thật của sự việc và tuyên bố với mọi người. Hình thức cải chính ở đây có thể được thực hiện một cách trực tiếp – nghĩa là chủ thể trình bày nội dung cải chính của mình trực tiếp trước đám đông hoặc thực hiện gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, đài truyền hình, đăng bài cải chính trên các mặt báo...

Như chúng ta đã biết thì hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí mật, cần phải hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng

cáo...) thì đều phái hỏi ý kiến “người chủ” hình ảnh đó (người thật có hình đó). Bởi về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng “chùa” hình ảnh của người khác vào mục đích kinh doanh lại khá phổ biến. Đó là những biển quảng cáo của các cửa hàng áo cưới, băng đĩa, cửa hàng cắt tóc, gội đầu...trên các bản quảng cáo đó là hình ảnh của hoa hậu, diễn viên nổi tiếng mà chưa có bất kỳ một sự đồng ý nào từ các diễn viên, ca sỹ có hình trong các biển quảng cáo đó.

Ví dụ như: Trường hợp được một tờ báo mạng đưa bài: Trên đường Tam

Trinh có một cửa hàng bán Cafe đã dùng một ảnh của cựu hoa hậu Việt Nam, Mai Phương Thúy để làm biển quản cáo mà chưa xin phép. Sau đó thì cửa hàng Cafe này lại đối biển hiệu, kinh doanh thêm dịch vụ gội đầu nữa nhưng vẫn sử

dụng hình ảnh của Mai Phương Thúy. Hay như gần đây, trên các trang báo

mạng tràn lan một dịch vụ: Chỉ cần nhắn (M***) và gửi tới một đầu số dịch vụ thì bất kỳ chủ thuê bao di động nào cũng có thế sở hữu bộ sưu tập những tấm hình “nóng” của các hoa hậu, diễn viên nổi tiếng hay các hotgirl...với giá 15.000 đồng và Mai Phương Thúy lại một lần nữa trở thành nạn nhân của hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền đối với hình ảnh của mình.

Sau các sự việc này xảy ra thì Mai Phương Thúy đã có cuộc trao đổi, trả lời phóng vấn với báo Zing và trong cuộc trao đổi cô đã tự cải chính vấn đề này là hoàn toàn do các quán Cafe, trang mạng trên tự ý làm mà không hề có bất kỳ ai liên hệ với cô để xin phép kinh doanh những tấm hình đó.

Phương Thúy khắng định cô không hề hay biết gì về chuyện ảnh của mình được rao bán qua tin nhắn và cũng không hề có bất kỳ ai liên hệ với cô để xin phép kinh doanh những tấm hình đó.

hình ảnh của cá nhân nhưng đã được cá nhân bị xâm phạm tự mình cải chính. Xong việc xâm phạm này đang ngày càng trở nên phổ biến mà đối tượng thường được nhắm tới là hình ảnh cá nhân của các nhân vật có tiếng tăm trong làng giải trí. Tuy nhiên rất ít trường hợp chủ thể trong bức ảnh đứng ra cải chính nên chăng pháp luật nước ta cần có một cơ chế quản lý việc sử dụng hình ảnh trong các biển quản cáo một cách cụ thể và rõ ràng hơn để đảm bảo cho quyền hình ảnh của cá nhân trong các bức ảnh dùng quảng cáo.

Hai là: Biện pháp tự mình yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai

So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có hiệu quả khi mà người thực hiện hành vi xâm phạm đối với hình ảnh của cá nhân đó sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật này. Trong trường hợp người thực hiện hành vi xâm phạm không nhận thức được hành vi trái luật của họ thì chủ thể có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ quyền hình ảnh của mình.

Ví dụ như: Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 28-2- 2014 đăng tin hai vụ án “Bắt băng cướp đánh phủ đầu người đi đường” và “Bắt giam đối tượng chống lại Cảnh sát 113”, đã có sự nhầm lẫn về hình ảnh. Cụ thể, hình của đối tượng Lê Trường Giang là của tin “Bắt giam đối tượng chống lại Cảnh sát 113, và hình của Lê Huỳnh Thương Minh là của tin “Bắt băng cướp đánh phủ đầu người đi đường”. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh xin cáo lỗi cùng gia đình anh Lê Huỳnh Thương Minh và bạn đọc [48].

Trong ví dụ trên thì anh Minh là chủ thể bị xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh trên số báo ngày 28/2/2004, anh đã yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh là chủ biên của báo Công an thành phố

Hồ Chí Minh đính chính lại. Do đó, đến ngày 7/3/2014 thì báo Công an thành phố Hồ Chí Minh đã đính chính vấn đề trên, đồng thời gửi lời xin lỗi đến anh Minh và gia đình anh.

Ba là: Biện pháp tự yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại

Biện pháp này được áp dụng khi người có hành vi xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì lúc này cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người có hành vi trái luật phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như trong trường hợp: Các tấm biển quảng cáo hiện nay in hình các ca sỹ, diễn viên nổi tiếng rất nhiều nhưng gần như không nhận được sự đồng ý nào từ phía các chủ thể có mặt trong các bức ảnh quảng cáo đó. Khi các chủ thể này nhìn thấy những hình ảnh cá nhân của mình được sử dụng sai mục đích, yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thì các chủ thể vi phạm thường có thái độ tản lờ hoặc xin lỗi cho qua chuyện. Điều này cho thấy khi có một khiếu nại và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ chính bản thân chủ thể bị xâm phạm về quyền hình ảnh gửi tới các chủ thể có hành vi xâm phạm thì sẽ rất khó nhận được một câu trả lời dứt khoát nếu như việc trả lời đó phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của bên gây ra thiệt hại, chưa kể đến việc xâm phạm hình ảnh đó có thể liên quan đến nhiều tổ chức khác nhau thì càng khó khăn trong việc xác định trách nhiệm và yêu cầu bồi thường.

Tóm lại, biện pháp tự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh được cá nhân thực hiện một cách chủ động, kịp thời. Ngay khi có hành vi xâm phạm xảy ra để bảo đảm quyền lợi của chính cá nhân đó. Cùng với việc hầu như không phải tuân thủ bất kỳ một trình tự hay thủ tục pháp lý nào nên biện pháp này đã tạo điều kiện cho các bên có thời gian thương lượng, tìm hiểu về ý kiến của cả hai bên, từ đó tạo điều kiện cho các bên hòa giải với nhau để cùng nhau giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật mà

không cần đến sự hỗ trợ của một chủ thể thứ ba nào. Không những thế biện pháp tự bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân còn có những ưu điểm như: Tiết kiệm thời gian, tối giản các chi phi tốn kém cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp như: Chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí cho việc thuê luật sư bảo chữa...). Bên cạnh những ưu điểm trên thì biện pháp tự bảo vệ quyền hình ảnh cũng sẽ phát sinh một số nhược điểm như: Nội dung giải quyết các hành vi xâm phạm phụ thuộc vào sự tự giác của các bên vì không có một cơ chế mang quyền lực nhà nước nào bảo đảm cho nội dung thực hiện. Vì vậy, nếu bên có hành vi xâm phạm không tự nguyện chấm dứt hành vi xâm phạm của mình, cũng như thiện chí trong việc khắc phục hành vi xâm phạm thì bên chủ thể bị xâm phạm cũng không có cách nào buộc họ thực hiện, dẫn đến trong nhiều trường hợp thì biện pháp này không khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam 03 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)