Nhận xét về việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam 03 (Trang 90 - 93)

thân của cá nhân về hình ảnh

Từ thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân trên đây chúng ta thấy rằng: Khi áp dụng vào trong thực tế thì có một số vấn đề đặt ra sau đây:

Một là về việc quy định các biện pháp tự bảo vệ

Như chúng ta đã biết, trách nhiệm bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà nó còn là trách nhiệm của ngay chính bản thân họ cũng cần phải tự bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh của mình. Điều 25 BLDS năm 2005 đã quy định các biện pháp bảo vệ cần thiết khi quyền nhân thân bị xâm phạm như: Xin lỗi, cải chính công khai, tự mình cải chính, tự mình yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, tự yêu cầu người có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Việc BLDS năm quy định người bị xâm phạm quyền nhân thân có quyền tự bảo vệ có tác dụng giúp các cá nhân này kịp thời ngăn chặn và khắc phục thiệt hại không đáng có xảy ra. Xong khi áp dụng các biện pháp này trên thực tế thì không khả thi vì không có các văn bản liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh trên thực tế. Do đó, dẫn đến việc khi có vi phạm xảy ra chủ thể bị xâm phạm rất lúng túng trong vấn đề xử lý.

Hai là về chủ thể có thẩm quyền giải quyết

nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền được phép yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ thông qua việc buộc người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Vậy, khi chúng ta áp dụng quy định này vào trường hợp quyền hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức bảo vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền này thì chưa được BLDS năm 2005 cũng như các văn bản pháp luật liên quan quy định? Dẫn đến việc mỗi khi có vi phạm diễn ra thì cá nhân bị vi phạm khá lúng túng trong việc nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền? Từ Điều 25 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2003 thì cũng chưa có quy định cụ thể là tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến yêu cầu về hình ảnh, yêu cầu về bí mật đời tư... Hơn nữa tại các văn bản hiện này còn chưa đề cập đến việc bảo vệ hình ảnh đối với trường hợp người đã chết vì tuy là họ đã chết nhưng quyền nhân thân của họ vẫn được đặt ra trong trường hợp việc xâm phạm quyền hình ảnh cá nhân của họ, cũng như những ảnh hưởng nhất định đến những người liên quan đến họ. Điều này dẫn đến một thực tế là trong thực tiễn xét xử thì có Tòa nhận, xong có tòa lại không nhận giải quyết vụ việc liên quan đến hình ảnh.Hơn nữa trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người. Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, mỗi khi sử dụng hình ảnh thì chúng ta không để ý xem người trong bức ảnh là ai, một khi có xung đột xảy ra mà không thỏa thuận được thì tòa án sẽ là cơ quan giải quyết vấn đề này nhưng luật áp dụng để xử nội dung các vụ việc về hình ảnh lại là một vấn đề đang bỏ ngỏ?

Ba là quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ

BLDS năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh... trừ

trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác...” [29].

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải thích cụ thể như thế nào gọi là “lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng”. Nếu đưa hình ảnh công khai của một giám đốc cố ý làm trái quy điều lệ công ty hay hình ảnh của tên kẻ trộm nhưng chưa bị phát giác thì có được coi là vì lợi ích nhà nước, vì lợi ích công cộng không? Còn nếu không xin phép mà đã chụp ảnh trong trường hợp trên nếu viện dẫn luật Dân sự là sẽ bị kiện. Nếu xảy ra kiện thì tòa án sẽ rất khó giải quyết vấn đề này. Mặt khác pháp luật quy định ở điều luật trên mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung như: trừ trường hợp pháp luật quy định khác, nhưng pháp luật quy định khác ở đây được hiểu như thế nào? đang là một vấn đề đặt ra hiện nay.

Bốn là vấn đề quy định việc sử dụng hình ảnh phải xin phép trong trường hợp chụp ảnh tập thể.

Theo nội dung của Điều 31 BLDS năm 2005 thì trước khi chụp ảnh phải xin phép, nhưng khi chụp toàn quang cảnh lễ hội, tập hợp các cá nhân nếu cũng phải xin phép từng cá nhân một là một điều rất khó.Đấy là còn chưa kể đế trường hợp mâu thuẫn với luật báo chí như đã phân tích ở mục 2.1.5. Hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc “sử dụng hình ảnh” không phải xin phép.

Năm là quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh gây ra.

Hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh gây ra. Vì thực tế hiện nay các vụ kiện về hình ảnh cá nhân đã được tòa án thụ lý và giải quyết ở Việt Nam là tương đối ít. Chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, hoặc phát hiện sau đó yêu cầu bồi thường, thỏa thuận bồi thường theo ý chí tự nguyện của các bên.

Sáu là vấn đề áp dụng biện pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh đang là một vấn đề nổi cộm hiện nay

Thực tế có rất nhiều xâm phạm về hình ảnh, đe dọa tung hình ảnh lên mạng nhưng đa số là những người bị hại đều chọn cách giải quyết giữ kín hoặc im lặng vì không muốn hình ảnh của mình bị lộ ra bên ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân họ. Đồng thời trong sự phát triển của truyền thông mạng hiện nay xuất hiện rất nhiều các trang mạng không rõ nguồn gốc đã đang đăng vô số hình ảnh xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh, hay những tội phạm tin tặc trong thế giới ảo chuyên đi lấy cắp các dữ liệu, hình ảnh trong điện thoại của cá nhân đang hoạt động ngày càng phổ biến hơn. Xong các quy định cụ thể của pháp luật Hình sự về vấn đề này còn rất hạn chế. Vậy, nên chăng pháp luật Hình sự cần có những quy định rõ ràng để hạn chế, tiến tới đẩy lùi các hành vi trên.

Qua thực tế áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh trên đây đặt ra một vấn đề là: Pháp luật cần nhanh chóng có những quy định phù hợp, khắc phục những mâu thuẫn trong quy định của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam 03 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)