Biện pháp hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam 03 (Trang 86 - 90)

3.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của

3.2.4. Biện pháp hình sự

Trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh có dấu hiệu tội phạm, thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội

phạm thì cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân có thể xử lý hình sự với các hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định như: Cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Ngoài ra chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hình sự về hình ảnh còn có thể phải chịu những hình phạt bổ sung khác.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân đối với hình ảnh. Khi quyền này bị xâm phạm thì cá nhân sẽ được bảo vệ theo các biện pháp mà pháp luật quy định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn đúng biện pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh có hiệu quả tốt nhất. Một số vụ án điển hình xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh như:

Vụ án “Phạm Ngọc Đoan phát tán ảnh nóng của người tình để hạ nhục

khi chị Đ.T.B là người tình đòi chia tay” [19].

Nếu xuất phát từ tính chất nhạy cảm của vụ án thì vụ án sẽ được xét xử kín nhưng do yêu cầu của người bị hại nên vụ án đã được xét xử công khai. Theo cáo trạng, Phạm Ngọc Đoan và chị Đ.T.B (37 tuổi, quê Thái Bình, cư ngụ xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương) có quan hệ yêu đương với nhau từ tháng 6 năm 2012. Mỗi lần hai người quan hệ tình dục, Đoan thường quay lại cảnh quan hệ tình dục, kèm hình ảnh khỏa thân của chị B, để làm kỷ niệm.

Đến tháng 5 năm 2013, Đoan và chị B xảy ra mâu thuẫn nên chị B. muốn chấm dứt quan hệ tình cảm và đòi lại số tiền trước đây góp vốn làm ăn với Đoan. Lập tức Đoan nảy sinh ý định phát tán "ảnh nóng" giữa Đoan và chị B lên mạng internet, đồng thời gửi hình ảnh khỏa thân của chị B. cho một số người thân của chị B nhằm mục đích bôi nhọ uy tín, danh dự chị B. Sau đó, chị B làm đơn tố cáo Đoan ra cơ quan công an. Ngày 5/8/2013 Đoan bị cơ

quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Giáo khởi tố, bắt giam về hành vi "Làm nhục người khác" [20]. Ngày 7/3/2014, Tòa án nhân dân huyện Phú Giáo đưa vụ án ra xét xử, Đại diện viện Kiểm sát nhân dân đề nghị mức án từ

15 đến 18 tháng tù. Hội đồng xét xử quyết định “phạt bị cáo Phạm Ngọc

Đoan mức án 2 năm tù, đồng thời bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần hơn 10 triệu đồng cho chị B” [19].

Thông qua vụ án trên chúng ta có thể thấy hành vi phát tán ảnh nóng của anh Doan đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của chị B. Và đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Xong, qua kết quả của vụ án chúng ta cũng thấy rằng xét về mức án và mức độ bồi thường quy ra thành tiền trong vụ án trên là chưa hợp lý ở chỗ khi những bức ảnh đó bị phát tán ra ngoài đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng về mặt tinh thần không chỉ đối với chị B mà còn cả gia đình chị B trong một khoảng thời gian dài sau đó. Hay như vụ án: “Phát tán hình ảnh sex của ca sỹ Hoàng Thùy Linh”

Sáng ngày 9/6/2007 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành xử kín vụ phát tán video clip sex của diễn viên, ca sĩ Hoàng Thùy Linh. Tòa đã tuyên phạt Nguyễn Hữu Tài, Vũ Thị Thùy Linh, Võ Thanh Hiệp và Nguyễn Thu Linh từ 20 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Các bị cáo đều được trừ thời gian tạm giam 10 ngày. Ngoài ra, tòa tuyên tịch thu sung công một laptop và một số tang vật liên quan đến vụ án [40].

Đây là lần đầu tiên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử một vụ án liên quan đến việc phát tán phim sex lên mạng Internet. Vụ án được xử kín cho tới phút cuối và được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt vì theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì tòa xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Hơn nữa vụ án còn liên quan đến một bộ phận nhạy cảm là các sinh viên, những người liên quan trong vụ án lại là những người còn rất trẻ. Vì vậy việc xử kín sẽ làm cho họ bớt mặc cảm hơn về hành vi của mình, đồng thời cũng cho họ một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của mình.

Nhưng ngay sau vụ án này thì hàng loạt các vụ việc liên quan đến việc tung hình ảnh xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh diễn ra ngày càng nhiều hơn. Nhất là khi mạng Facebook xuất hiện ở Việt Nam đã tạo ra một bước phát triển mới trong việc kết nối trong cộng đồng trẻ xong đi cùng mặt tích cực kể trên thì cũng đã tạo ra mặt hạn chế. Đó là việc các hình ảnh nhạy cảm, clip riêng tư của mỗi cá nhân có thể dễ dàng đưa lên mạng và truyền tải với tốc độ chóng mặt. Có một thực tế đặt ra hiện nay là pháp luật hình sự nước ta chưa có những quy định đủ mạnh, mang tính răn đe cao đối với những người có ý định thực hiện hành vi này. Đấy là chưa kể đến tâm lý của chủ thể bị xâm phạm, đa số đều là những cô gái trẻ hoặc những người có uy tín trong xã hội, họ rất sợ khi phải đối mặt với kẻ xâm phạm tại Tòa án vì đa số những người bị xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh đều nghĩ: Việc tung hình ảnh đã đủ xấu hổ thì việc đưa nhau ra Tòa án sẽ chỉ làm cho họ thêm xấu hổ hơn. Do đó, dẫn đến một thực trạng là nhiều hành vi xâm phạm diễn ra xong pháp luật không xử lý được vì theo nguyên tắc thì: Đối với vụ việc nhạy cảm liên quan đến danh dự, uy tín của cá nhân Tòa án chỉ xem xét khi có yêu cầu từ phía cá nhân hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Điển hình như vụ: “Lộ ảnh sex của cô giáo ở Bắc Giang” [49].

Vụ việc diễn ra như sau: Vào năm 2011, khi đưa con đi xem chương trình Doremi được tổ chức ghi hình ở Bắc Giang, cô HY đã bị mất chiếc điện thoại nhãn hiệu Samsung trong đó có chứa nhiều hình ảnh về cảnh nhạy cảm

của cô và chồng. “Sau đó một thời gian, một người đàn ông có tên là Hùng

hiện đang sinh sống tại Nga đã chủ động liên lạc với cô và tìm nhiều cách đe dọa khác nhau” [49]. Sau nhiều lần bị đe dọa như thế cô và gia đình rất bức

xúc, không những thế thì hình ảnh sau khi bị phát tán đã làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cô, cũng như đơn vị cô đang công tác. Xong từ phía cô và gia đình không có đơn kiện nào gửi tới Tòa án để tố cáo hành vi của người đã tung những hình ảnh này lên mạng do đó pháp luật hình sự trong trường hợp này cũng không thể can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam 03 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)