1.5.1. Dẫn chứng tập quán thƣơng mại
Về nguyên tắc ngƣời nào nại ra tập qn thì ngƣời đó phải chứng minh tập quán. Tuy nhiên quyền thẩm định có tập quán nhƣ vậy hay khơng và tập qn đó có đƣợc áp dụng hay khơng lại thuộc thẩm phán.
Do quan hệ xã hội và tranh chấp ngày càng phức tạp, phạm vi tranh chấp có thể trên cả bình diện quốc tế, và kỹ thuật giải quyết tranh chấp ngày một chi tiết, nên hoạt động giải quyết tranh chấp hiện nay có nhiều khác biệt với thời kỳ sử dụng tập quán tại các cộng đồng địa phƣơng. Ở các địa phƣơng Việt Nam xƣa kia, các qui tắc tập quán đƣợc ngƣời phán xử tuyên dẫn. Học giả Ngô Đức Thịnh nhận định: "Do luật tục đƣợc lƣu truyền bằng miệng, trƣớc khi đƣợc văn bản hóa, nên nhiều ngƣời chun xử kiện thuộc lịng nó" [45, tr. 28]. Cũng nhƣ vậy ở Anh Quốc từ xa xƣa khi có tranh chấp xảy ra, ngƣời già cả nhất trong bộ lạc đứng ra tuyên bố đâu là các qui tắc tập quán [11]. Kỹ thuật xét xử nhƣ vậy không thể phù hợp với sự phức tạp của quan hệ xã hội, sự phong phú của nguồn luật và sự hội nhập quốc tế hiện nay.
Trong xét xử các tranh chấp về luật tƣ, tịa án đóng vai trị trọng tài, cịn chính luật sƣ của các bên là những ngƣời tranh tụng. Các bên phải dẫn chứng tập quán. Việc dẫn chứng này có một kỹ thuật khác phức tạp và tinh tế. Trƣớc hết cần lƣu ý: Việc dẫn chứng tập quán nói chung và tập quán thƣơng mại nói riêng gắn liền với việc giải thích tập qn. Giải thích tập quán thƣơng mại cũng là giải thích pháp luật. Theo quan niệm tƣơng đối phổ biến ở Việt Nam "Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tƣ tƣởng và nội dung của các qui phạm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật", và đƣợc chia thành giải thích khơng chính thức
và giải thích chính thức, trong đó giải thích chính thức là một hoạt động của cơ quan những cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền [27, tr. 383-384]. Quan niệm này nghiêng nhiều về giải thích các qui phạm pháp luật chứa đựng trong các văn bản pháp luật. Nhƣ vậy sẽ là khó khăn khi áp quan niệm này vào việc giải thích các tập qn thƣơng mại. Giải thích khơng chính thức các qui tắc tập quán có thể đƣợc tiến hành bởi các nhà xã hội học, phong tục học, văn hóa học, dân tộc học, lịch sử học… Giải thích khơng chính thức nhƣ vậy xem xét các qui tắc tập quán ở các góc độ chuyên môn khác nhau, nhƣng giúp ích khơng nhỏ cho các luật gia trong việc giải thích chính thức các qui tắc tập quán để áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp. Nó cho thấy qui tắc tập quán cụ thể trong một bức tranh tổng quát và gợi ý hồn cảnh đích thực nào qui tắc cụ thể đó đƣợc áp dụng, đồng thời gợi ý cách hiểu đúng đắn nhất về ngữ nghĩa cũng nhƣ tƣ tƣởng của qui tắc đó. Giải thích chính thức các qui phạm tập quán thƣơng mại có những điểm khác biệt với giải thích chính thức các qui phạm pháp luật theo quan niệm đƣợc diễn giải ở trên nhƣ sau:
Thứ nhất, giải thích các qui phạm tập quán thƣơng mại gắn liền với
việc dẫn chứng tập quán. Do đó ngƣời có nghĩa vụ giải thích là ngƣời nại ra tập quán hay ngƣời dẫn chứng tập quán, và việc giải thích này phải đƣợc cơ quan hay định chế áp dụng pháp luật chấp nhận.
Thứ hai, giải thích tập quán thƣơng mại phải phù hợp với hoàn cảnh
của tranh chấp và logic với đời sống thƣơng mại trong một phạm vi nhất định. Dẫn chứng tập quán thƣơng mại là việc làm rõ hay chứng minh sự tồn tại của tập quán thƣơng mại, hiệu lực của tập quán đó và việc đáp ứng các điều kiện để tập đó đƣợc áp dụng. Khi chứng minh phải làm rõ các tình tiết liên quan tới qui tắc tập quán nhƣ sau: (1) Tồn tại liên tục trong một khoảng thời gian nhất định; (2) đƣợc thiết lập trên cơ sở ƣng thuận; (3) đƣợc một cộng đồng nhất định thừa nhận; (4) có khả năng xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một hoàn cảnh nhất định; (5) hợp lý; (6) phù hợp với các
qui tắc tập quán khác; và (7) không chống lại các qui định của văn bản pháp luật [10, tr. 74].
Việc thẩm định tập quán thƣơng mại nói riêng và tập quán nói chung của những ngƣời có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải bao quát các tình tiết phải chứng minh nêu trên, đồng thời phải xác định các qui tắc tập quán đƣợc chứng minh có chống lại trật tự cơng cộng và chống lại đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục hay không.
Khi tập quán đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nói trên có thể đƣợc xem xét theo đúng thủ tục tố tụng để rút ra các giải pháp giải quyết tranh chấp hay ban hành các quyết định.