Tìm kiếm tập quán thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam hiện nay. (Trang 46 - 49)

Luật tập quán dù không rõ ràng bằng luật thành văn, song nếu có thật, nó phải đƣợc thể hiện dƣới dạng vật chất nhất định. Nếu thiếu sự thể hiện nhƣ vậy thì khơng thể chứng minh đƣợc sự tồn tại của nó (kể cả về mặt tƣ tƣởng lẫn nội dung).

Học giả Ngô Đức Thịnh nhận định: luật tục ở Việt Nam đƣợc thể hiện dƣới ba dạng: (1) Lời nói vần truyền miệng; (2) thành văn; và (3) thực hành xã hội [45, tr. 28]. Lƣu ý rằng thuật ngữ "thành văn" đƣợc sử dụng tại đây không theo nghĩa pháp lý mà hồn tồn có nghĩa là việc ghi chép luật tục thành tƣ liệu.

Phân loại kỹ lƣỡng hơn, các luật gia công pháp quốc tế nhận định: Tập quán quốc tế đƣợc thể hiện qua nhiều vỏ bọc vật chất khác nhau nhƣ: thƣ từ ngoại giao, việc tuyên bố chính sách, xuất bản phẩm, ý kiến của các cố vấn pháp lý, sổ tay pháp lý, sổ tay luật quân sự, các quyết định và thực tiễn thi hành… [65, tr. 5].

Tóm lại tập quán pháp đƣợc thể hiện dƣới dạng: (1) đƣợc ghi chép lại

phân loại này có ý nghĩa trong việc tìm kiếm và chứng minh các qui tắc tập quán pháp.

Hiểu tầm quan trọng của tập quán thƣơng mại, hiện nay các nhà luật học, thƣơng nhân, các Phịng thƣơng mại và cơng nghiệp, các hiệp hội ngành hàng... sƣu tập và xuất bản chúng, điển hình có thể nói tới là Incoterms. Phịng Thƣơng mại Quốc tế với suy xét rằng: nhiều khi các bên giao kết hợp đồng không biết rõ những tập quán thƣơng mại của nƣớc bên kia gây ra những hiểu lầm dẫn tới tranh chấp, kiện tụng lãng phí thời gian và tiền bạc, vì vậy lần đầu tiên năm 1936 xuất bản bộ qui tắc này giải thích các điều kiện thƣơng mại. Bộ qui tắc này đƣợc sửa đổi và bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, và 2010. Bộ qui tắc này có vai trị rất lớn trong mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên chỉ trong phạm vi điều kiện giao hàng hóa.

Các qui tắc của tập quán pháp cịn có thể tìm thấy trong các phán quyết của các tòa án khi giải quyết các vụ việc tranh chấp cụ thể. Phán quyết của tòa án áp dụng qui tắc của tập quán pháp cũng đƣợc xem là tƣ liệu ghi chép tập quán.

Việc nghiên cứu và sƣu tập các qui tắc tập quán đòi hỏi nhiều thời gian và cơng sức. Ngồi việc tìm kiếm có tính cách tìm hiểu xã hội trong một giai đoạn nhất định, các cơng việc tìm kiếm của các luật gia thƣờng xuất phát từ nhu cầu giải quyết các tranh chấp mà chính hệ thống pháp luật địi hỏi và cho phép áp dụng các qui tắc nhƣ vậy. Để thẩm định việc có qui tắc tập qn hay khơng, thơng thƣờng ngƣời ta phải tìm tới các nguồn của nó. Các tƣ liệu ghi chép các qui tắc của tập qn pháp khơng hồn tồn là các xuất bản phẩm chuyên về các qui tắc tập qn. Có thể tìm thấy các qui tắc tập quán tại các tƣ liệu khác ngoài các xuất bản phẩm hoặc các tƣ liệu không thuần túy ghi chép chúng. Nếu các qui tắc đƣợc tìm thấy trong các tƣ liệu khác các xuất bản phẩm chuyên về tập quán pháp, thì cần phải xem xét các qui tắc đó phù hợp với các chứng cứ khác về sự tồn tại của chúng.

Trong việc tìm kiếm và chứng minh các qui tắc của tập quán pháp, phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia có ý nghĩa rất quan trọng. Các chun gia ở đây khơng hồn toàn là những ngƣời chuyên nghiên cứu và sƣu tập tập quán, mà cịn là có cả những thƣơng nhân trong cùng lĩnh vực kinh doanh với các bên tranh chấp. Đặc biệt lƣu ý rằng: cũng giống nhƣ các qui tắc của luật thành văn, các qui tắc của tập quán pháp cũng có sự thay đổi theo thời gian bởi yêu cầu thực sự của xã hội hoặc nghề nghiệp. Do đó các ý kiến của chun gia có thể làm cho việc tìm kiếm chính xác các qui tắc tập qn pháp, tránh sự lỗi thời.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam hiện nay. (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)