Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1.4. SƠ LƢỢC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ KỶ
ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất coi trọng vấn đề giáo dục công nhân viên chức tuân thủ kỷ luật lao động. Điều đó đƣợc thể hiện bằng việc ban hành khá nhiều các nghị định, sắc lệnh về kỷ luật lao động: Nghị định số 05 ngày 22/11/1945 do Bộ trƣởng Bộ lao động ban hành, quy định về thời gian báo trƣớc khi thải hồi công nhân; Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 về việc cho công nhân nghỉ mà đƣợc ăn lƣơng ngày lễ lao động 1/5.
Ngày 12/03/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc lệnh số 29/SL, quy định trên toàn cõi lãnh thổ Việt Nam những sự giao dịch về việc làm công giữa các chủ nhân ngƣời nƣớc ngoài và các công nhân Việt Nam
làm việc tại các xƣởng kỹ nghệ, hầm mò, thƣơng điếm và các nhà làm nghề tự do (Điều 1 Sắc lệnh 29). Tiếp đó, năm 1950 Chính phủ Việt Nam đã ban hành hai sắc lệnh quan trọng liên quan trực tiếp đến kỷ luật lao động: Sắc lệnh số 76 ban hành ngày 20/05/1950 quy định về “Quy chế công chức” và sắc lệnh số 77 ngày 25/5/1950 với các quy định về “Chế độ đối với công nhân”. Nhƣ vậy, có thể thấy Nhà nƣớc ta đã ban đầu có sự phân biệt về kỷ luật lao động với hai đối tƣợng khác nhau đó là công chức nhà nƣớc và công nhân lao động. Ngày 3/12/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 195/CP về Điều lệ kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nƣớc. Tiếp đó, Bộ Lao động đã ban hành Thông tƣ số 12/LĐ-TT ngày 28/5/1977 về củng cố và tăng cƣờng kỷ luật lao động trong các xí nghiệp và cơ quan nhà nƣớc. Tiếp đến năm 1979, Thông tƣ số 03/LĐ/TT ngày 28 tháng 2 nhằm hƣớng dẫn về thủ tục thi hành kỷ luật lao động đối với công nhân viên chức nhà nƣớc, Thông tƣ số 13/LĐ/TT ngày 14 tháng 12 hƣớng dẫn thi hành việc đình chỉ công tác đối với công chức nhà nƣớc phạm sai lầm, khuyết điểm đã đƣợc Bộ Lao động ban hành.
Từ các văn bản đƣợc ban hành nói trên, kỷ luật lao động đƣợc coi là sự biểu hiện một cách tập trung trình độ giác ngộ về chính trị, ý thức tổ chức và tinh thần làm chủ đất nƣớc của công nhân, viên chức trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nƣớc ban hành kèm theo Nghị định số 195/CP của Hội đồng Chính phủ.
Nhƣ vậy, trong một thời gian tƣơng đối dài từ năm 1964 đến năm trƣớc thời điểm ban hành Bộ luật Lao động năm 1994, có thể thấy chế độ kỷ luật lao động đã phù hợp với quan hệ lao động thời kỳ bấy giờ, phù hợp với cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp. Việc duy trì và thực hiện chế định pháp luật này đã phát huy những tác dụng to lớn trong việc thiết lập và giữ gìn trật tự, kỷ cƣơng trong đơn vị, rèn luyện ngƣời lao động ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động.
Năm 1994, Bộ luật Lao động đầu tiên ra đời là một thành tựu pháp luật quan trọng trong lịch sử phát triển pháp luật lao động Việt Nam. Đây là lần đầu tiên nƣớc ta có Bộ luật Lao động hoàn chỉnh để góp phần kịp thời thể chế hóa quan điểm, đƣờng lối xây dựng kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta; phù hợp với thực tiễn phát triển đất nƣớc từng thời kỳ và từng bƣớc hội nhập quốc tế. Đặc biệt, với sự ra đời của Bộ luật Lao động, chế định về kỷ luật lao động đƣợc quy định chi tiết hơn và hoàn toàn phù hợp với tính chất của quan hệ lao động trong thời kỳ mới.
Sau khi đi vào thực tiễn áp dụng, Bộ luật lao động năm 1994 đã trải qua 03 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007. Chế định kỷ luật lao động cũng có sự điều chỉnh các quy định để phù hợp với những điều kiện thực tế khách quan. Đó là việc bổ sung thêm hình thức xử lý kỷ luật, bổ sung thêm trƣờng hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải và điều chỉnh lại quy định về xóa kỷ luật hoặc xét giảm thời hạn xử lý kỷ luật [Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002].
Đặc biệt đến nay, BLLĐ 2012 đã ra đời thay thế Bộ luật Lao động năm 1994 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007. Đây là một điểm nhấn quan trọng trong lịch sử phát triển pháp luật về lao động ở nƣớc ta. So với các văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đây, Bộ luật lao động năm 2012 đã có những sửa đổi, bổ sung đáng kể trong chế định về kỷ luật lao động nhƣ một số quy định về nội quy lao động, thời hiệu và hình thức xử lý kỷ luật lao động... Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2012 về kỷ luật lao động có ý nghĩa lớn trong việc tiếp tục điều chỉnh các quan hệ lao động phù hợp trong điều kiện mới theo hƣớng khuyến khích, bảo vệ và phát triển những quan hệ lao động tốt, phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nhƣ vậy, kỷ luật lao động là tổng hợp các quy định của nhà nƣớc, bằng pháp luật xác định ngƣời sử dụng lao động có quyền thiết lập, duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động có nghĩa vụ, bổn phận phải tuân theo. Trong phạm vi doanh nghiệp, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động [Điều 118 BLLĐ 2012]. Kỷ luật lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quá trình lao động diễn ra ổn định, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả công việc trong đơn vị sử dụng lao động.
Dƣới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động là một trong những nội dung thuộc quyền quản lý của ngƣời sử dụng lao động. Đó là quyền đƣợc sử dụng chế tài kỷ luật mang tính cƣỡng chế cao nhằm bảo đảm việc tôn trọng, tuân theo các quy tắc, quy định, thỏa thuận đã đƣợc thiết lập, bảo vệ trật tự lao động chung và tài sản hợp pháp của ngƣời sử dụng lao động. Hoạt động này vừa có ý nghĩa trừng phạt ngƣời lao động về vật chất, tinh thần, lại vừa có ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa đối với ngƣời lao động khác trong đơn vị. Tuy có sự khác nhau quy định về kỷ luật lao động của các nƣớc, song nhìn chung, kỷ luật lao động bao gồm những nội dung chính đó là: nội quy lao động và trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với ngƣời lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Nội quy lao động là những quy định đƣợc ngƣời sử dụng lao động ban hành phù hợp với đặc thù công việc tại đơn vị mình và đƣợc coi là cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập kỷ luật lao động trong đơn vị. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với ngƣời lao động chính là những biện pháp mà pháp luật cho phép ngƣời sử dụng lao động đƣợc quyền áp dụng khi có những hành vi vi phạm của ngƣời lao động nhằm đảm bảo và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị.