Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam (Trang 33 - 35)

đến nay

Trong vòng 12 năm Bộ luật hình sự 1985 đã có bốn lần sửa đổi, bổ sung. việc sửa đổi bổ sung là cần thiết và rất kịp thời nhưng vẫn còn mang tính bộ phận, chỉ đáp ứng được các yêu cầu bức xúc, thời sự trước tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng trong điều kiện xã hội đang chuyển đổi cơ chế, cái cũ mất đi thay thế những cái mới tiến bộ hơn. Đó là những địi hỏi có tính khách quan cho sự ra đời của Bộ luật hình sự 1999.

Bộ luật hình sự năm 1999 khơng chỉ thể hiện một cách tồn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, mà cịn là cơng cụ sắc bén trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, góp phần thực hiện cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

So với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều quy định mới về tội phạm và hình phạt.Trong đó, quy định về thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng có sự thay đổi. Khoản 3 Điều 101 về tội giết người và khoản 4 Điều 109 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác của Bộ luật hình sự 1985 được các nhà làm luật tách ra thành hai điều riêng biệt ghi nhận tại Điều 95 và Điều 105 Bộ luật hình sự 1999.

Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95) được cấu tạo thành hai khoản. Khoản 1 có khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm (khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 từ sáu tháng

đến năm năm); khoản 2 là trường hợp giết nhiều người có khung hình phạt từ ba năm đến bảy năm (quy định này mới, nặng hơn khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985). Vì là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt, nếu quy định cùng một điều luật với tội giết người như trước đây thì khơng phải ánh đúng tính chất của tội phạm này. Việc nhà làm luật tách trường hợp giết này ra thành một tội phạm riêng không chỉ bảo đảm chính xác về lý luận và kỹ thuật lập pháp mà còn phù hợp với thực tiễn xét xử.

Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105) Đây là tội phạm được nhà luật tách từ khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985. Các dấu hiệu của tội phạm này cũng tương tự như trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở ý thức chủ quan của phạm tội đối với hậu quả và hậu quả thực tế đã xảy ra.

So với khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985, thì các dấu hiệu cấu thành được quy định tại Điều 105 đầy đủ hơn và hoàn toàn tương tự với các dấu hiệu cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985.

Khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định "bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân", chứ chưa quy định "hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc người thân tích của người đó" như khoản 1 Điều 105 Bộ luật hình sự năm 1999. Mặt khác, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định rõ tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên thì người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định gây thương tích nặng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Hội

đồng Thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao thì thương tích hoặc tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân có tỷ lệ thương tật 31% được coi là thương tích nặng. Trường hợp nạn nhân có tỷ lệ thương tật dưới 31% thì người thực hiện hành vi khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nhìn vào lịch sử lập pháp có thể thấy trường hợp thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được ghi nhận trong pháp luật hình sự khá sớm. Qua hai lần pháp điển hóa với sự ra đời của Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật hình sự 1999 thì quy định liên quan đến thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có sự thay đổi, bổ sung để ngày càng phù hợp với thực tế và theo đúng mục đích của bộ luật hình sự. Sự thay đổi, bổ sung đó là tất yếu song thực tế áp dụng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và chưa thống nhất địi hỏi phải có sự nghiên cứu để hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)