Với trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam (Trang 26 - 28)

Liên quan đến phạm tội do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng Bộ luật hình sự 1999 quy định hai tội: tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng (Điều 96 Bộ luật hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng (Điều 106 Bộ luật hình sự). Liên quan đến khái niệm phịng vệ chính đáng Điều 15 Bộ luật hình sự có quy định:

1. Phịng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm.2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng q mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự… [26, Điều 15].

Việc phân biệt thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng có ý nghĩa rất quan trọng. Vì rõ ràng đây là hai trường hợp khác nhau, tính chất tội phạm khác nhau và có những dấu hiệu riêng. Mặc dù cả hai trường hợp, nạn nhân đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở trường hợp phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, hành vi phạm tội đang xảy ra và chưa kết thúc, còn ở trường hợp thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã kết thúc. Ví dụ: trên đường về nhà chị B gặp A đang say rượu, A chặn xe của chị B trêu ghẹo rồi ép chị B cho mình quan hệ tình dục. Trong lúc giằng co chị B có cầm được hịn đá ven đường nên đã đập liên tiếp vào đầu A; A gục tại chỗ và tử vong. Hành vi phạm tội của chị B là giết người vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng chứ khơng phải giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mặc dù tinh thần của chị B có thể bị kích động.

Người phạm tội do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng có thể bị kích động về tinh thần, nhưng cũng có thể khơng bị kích động về tinh thần, vì phịng vệ là quyền được pháp luật công nhận và trong nhiều trường hợp phòng vệ cịn là nghĩa vụ của cơng dân để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân ở trường hợp thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động, nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân ở trường hợp thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội còn hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong phạm tội do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng có thể đối với Nhà nước, tổ chức hoặc người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)