Với trường hợp phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra quy định tại điểm đ khoản 1 Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam (Trang 25 - 26)

trái pháp luật của người khác gây ra quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự

Từ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, ta có thể phân biệt với một số tội phạm nhằm làm rõ hơn những điểm khác nhau cơ bản giữa tội phạm này với các tội phạm khác. Từ đó, tạo thuận lợi cho quá trình áp dung trong thực tiễn xét xử.

Nội dung của tình tiết giảm nhẹ phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra được quy định tại điểm đ khoản

1 Điều 46 Bộ luật hình sự khác với tình tiết là yếu tố định tội tại Điều 95 (tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh) và Điều 105 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh) là phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Cả hai trường hợp, người phạm tội đều bị kích động về tinh thần và đều do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Nhưng sự khác nhau là mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của người bị hại. Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 95 hoặc Điều 105 Bộ luật hình sự, người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự tuy tinh thần

có bị kích động nhưng chưa mạnh, chưa tới mức khơng nhận thức được hành vi của mình.

Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 95 và Điều 105 Bộ luật hình sự, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người bị hại phải là đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, còn ở điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì khơng nhất thiết phải như vậy.

Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 95 hoặc Điều 105 Bộ luật hình sự, hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, thì ở điểm đ khoản 1 Điều 46 hành vi trái pháp luật của người bị hại chưa phải là nghiêm trọng.

Hành vi trái pháp luật ở trường hợp quy định tại Điều 95 và Điều 105 Bộ luật hình sự nhất thiết phải là hành vi của người bị hại, còn đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 có thể khơng nhất thiết phải là của người bị hại mà cịn có thể là của người khác.

Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào sự kích động và vào hành vi trái pháp luật của người bị hại. Người phạm tội do hành vi trái pháp luật của chính người bị hại đối với mình sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm nhiều hơn là phạm tội do hành vi trái pháp luật của người khác đối với mình hoặc đối với người thân thích của mình. Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc của người thân thích đối với họ càng nguy hiểm thì mức độ giảm nhẹ trách nhiệm càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)