Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam 07 (Trang 58 - 74)

1.3.3 .Hình thức của hợp đồng bảo hiểm tài sản

3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở

3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam Việt Nam

Thực tế hiện nay, những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tài sản được qui định ở rất nhiều văn bản, ví dụ: Luật Hàng không dân dụng, Luật Dầu khí, các Nghị định của Chính Phủ, các Quyết định của Bộ Tài chính….Tuy nhiên, các văn bản đó chỉ có các qui định gián tiếp liên quan đến qui tắc và nghĩa vụ mua bảo hiểm tài sản, còn các qui định liên quan trực tiếp điều chỉnh những vấn đề pháp lí cụ thể của hợp đồng bảo hiểm tài sản chủ yếu được qui định tại 3 văn bản pháp luật là Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hàng hải và Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 qui định những nội dung chính cần phải có của hợp đồng bảo hiểm, xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tương ứng trong hợp đồng. Theo đó, có nhiều qui định mới so với pháp luật trước đó thể hiện sự bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Chẳng hạn nếu trước kia Bộ luật Dân sự 1995 chỉ qui định nghĩa vụ cung cấp thông tin từ một phía bên mua bảo hiểm (Điều 573) thì nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 qui định quyền của bên mua bảo hiểm trong việc yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan trong hợp đồng và giải thích hợp đồng, điều khoản, qui tắc bảo hiểm.Đồng thời, để hạn chế việc áp đặt nội dung hợp đồng cũng như sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành khi soạn thảo hợp đồng. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 qui định các qui tắc bảo hiểm phải được Bộ tài chính phê duyệt và việc giải thích hợp đồng

khi có điều khoản không rõ ràng sẽ được thực hiện theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm (Điều 21). Do tính chất phức tạp của hợp đồng bảo hiểm tài sản mà quan hệ này chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều ngành luật. Mặc dù Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 đã có nhiều qui định đặc thù về hợp đồng bảo hiểm nhưng nó cũng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật chung về hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự. Do bản chất của hợp đồng bảo hiểm tài sản vừa mang tính dân sự, vừa mang tính kinh tế nên không thể tránh khỏi những tồn tại và xung đột của pháp luật về hợp đồng dân sự và pháp luật hợp đồng thương mại. Ngoài ra cũng cần phải thống nhất các qui định về bảo hiểm tài sản trong lĩnh vực hàng hải và phi hàng hải. Do hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải còn chịu sự chi phối của pháp luật, tập quán bảo hiểm và tập quán thương mại hàng hải trên thế giới cho nên các qui định về hợp đồng bảo hiểm không thể chỉ mang tính chất đối nội trong một quốc gia mà nó đòi hỏi phải có sự giao lưu, tương đồng nhất định đối với các vấn đề mà các quốc gia trên thế giới ghi nhận.

Hiện nay đã có nhiều các văn bản pháp luật điều chỉnh chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm đã lần lượt được ban hành. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặc thù của hợp đồng bảo hiểm tài sản còn chưa được ghi nhận rõ ràng cũng như còn nhiều nội dung chưa được qui định và hướng dẫn cụ thể. Từ những vấn đề đã phân tích và yêu cầu đặt ra trên đây cho thấy pháp luật điều chỉnh về quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản đã nảy sinh nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản bao gồm:

Về hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng bảo hiểm

Như đã nêu ở trên, hiện nay những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tài sản được điều chỉnh bởi ba văn bản: Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Hàng hải 2005 và Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000. Trong mỗi văn bản pháp luật này đều đưa ra khái niệm hợp đồng bảo hiểm (tại Điều 567; Điều 224; vè Điều 12 tương ứng của các đạo luật nói trên). Các khái niệm này đều có nội dung tương tự nhau và trong một chừng mực nhất định nó mang ý nghĩa xác định phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật đó. Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra những qui định chung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm; Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được áp dụng đối với những hợp đồng bảo hiểm phi hàng hải; Bộ luật Hàng hải 2005 được áp dụng đối với những hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Những vấn đề Bộ luật Hàng hải 2005 không quy định thì áp dụng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Như vậy thứ tự ưu tiên áp dụng pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay xác định theo công thức: Các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm chuyên biệt – các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 – Các quy định của Bộ luật Dân sự 2005.

Có thể dễ nhận thấy cách thức điều chỉnh đối với vấn đề hợp đồng bảo hiểm khá phức tạp, không đồng bộ, các qui định vừa thừa lại vừa thiếu. Hiện nay, khi có Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 điều chỉnh một cách cụ thể những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm thì những qui định mang tính sơ lược của Bộ luật Dân sự 2005 về hợp đồng bảo hiểm ít được áp dụng. Bên cạnh đó, những qui định của Bộ luật Hàng hải 2005 về hợp đồng bảo hiểm và những qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2005 chưa thống nhất. Từ thực trạng này đặt ra nhu cầu cần nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống các quy phạm về

hợp đồng bảo hiểm. Trên cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm có thể thực hiện theo hai hướng sau:

Thứ nhất, điều chỉnh về hợp đồng bảo hiểm trong một văn bản thống nhất là Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, bỏ những qui định trong Bộ luật Dân sự về hợp đồng bảo hiểm, những qui định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải sẽ không qui định trong Bộ luật Hàng hải như hiện nay mà chuyển sang Luật kinh doanh bảo hiểm.

Thứ hai, xây dựng những qui định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng bảo hiểm mang tính chất nguyên tắc chung và bao trùm, có thể áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó cần có sự thống nhất giữ Bộ luật Hàng hải và Luật Kinh doanh bảo hiểm trong mọi vấn đề điều chỉnh.

Về hình thức của hợp đồng bảo hiểm

Theo qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật qui định. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Đơn bảo hiểm, pháp luật không loại trừ khả năng các bên giao kết hợp đồng bằng thông qua telex, fax…. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu ký hợp đồng bảo hiểm qua telex, fax thì hình thức có phân biệt với Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm theo qui định truyền thống hay không, vấn đề hợp đồng bảo hiểm và bằng chứng kí kết hợp đồng bảo hiểm có là hai khái niệm khác nhau không? Theo qui định tại Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì hợp đồng bảo hiểm được coi là đã giao kết thì có bằng chứng giao kết hợp đồng (Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax…) hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm.Vậy thế nào là

bằng chứng chấp nhận, bằng chứng đó có thể hiện bằng văn bản không, nó phải đảm bảo những nội dung gì…Các vấn đề này hiện nay chưa tìm được lời giải đáp trong các qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 cũng như trong các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.

Cũng về vấn đề hình thức hợp đồng, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 ngoài sự khẳng định Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Đơn bảo hiểm là bằng chứng kí kết hợp đồng bảo hiểm không có một qui định nào khác về qui cách áp dụng, nội dung và sự khác biệt của hai loại giấy tờ này.Điều này khiến các doanh nghiệp bảo hiểm rất lúng túng trong việc lựa chon áp dụng và kéo theo là tình trạng sử dụng không thống nhất, cùng một nghiệp vụ bảo hiểm nhưng có doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, có doanh nghiệp cấp Đơn bảo hiểm.

Thực tiễn cho thấy, trong một số trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể cấp ngay Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm chính thức cho bên mua bảo hiểm nhưng hai bên đã thỏa thuận về một số nội dung cơ bản của hợp đồng và doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận trách nhiệm bảo hiểm. Trong trường hợp đó doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm một Giấy chứng nhận tạm thời để khẳng định việc bảo hiểm đang có hiệu lực trong đó nêu một số nội dung vắn tắt, chình yếu về hợp đồng bảo hiểm. Đa số các doanh nghiệp bảo hiểm thường cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời trong trường hợp trách nhiệm bảo hiểm đã phát sinh (mặc dù có thể phí bảo hiểm chưa được trả) và Giấy chứng nhận tạm thời này sẽ được thay thế khi Đơn bảo hiểm chính thức được cấp. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật nhiều nước trên thế giới đều có qui định khi doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể cấp chính thức một giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm thì có thể cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời và giấy này có giá trị trong khoảng một thời gian nhất định nhằm đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trước khi có thể

cấp một Đơn bảo hiểm chính thức nhằm đảm bảo quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng sử dụng loại giấy tờ này, tuy nhiên trong tất cả các văn bản pháp luật đều chưa qui định về giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời và giá trị pháp lí của nó.

Như vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện vấn đề về bằng chứng giao kết hợp đồng, bằng chứng chấp nhận bảo hiểm và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, đồng thời cần có những hướng dẫn và qui định cụ thể, đảm bảo tình thống nhất và giá trị pháp lí của các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm.

Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản

Theo Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản từ thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, thì hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm bên tham gia bảo hiểm nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Căn cứ vào đặc tính của hợp đồng bảo hiểm tài sản thì hợp đồng bảo hiểm chỉ phát sinh hiệu lực khi bên tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, nhưng khoản phí bảo hiểm ban đầu là bao nhiêu để hợp đồng bảo hiểm tài sản có hiệu lực vì như đã phân tích trong phần hiệu lực của hợp đồng, mức đống phí bảo hiểm có thể một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận, tuy nhiên trong thời gian đóng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp vẫn phải bồi thường trả tiền khi có sự kiện xảy ra. Hiện nay, thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển, sự cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Khi pháp luật không qui định mức độ đóng phí bảo hiểm ban đầu là bao nhiêu mà để tự cho doanh nghiệp thỏa thuận sẽ dẫn tới sự cạnh tranh không bình đẳng, vì muốn thu hút khách hàng doanh nghiệp có thể cho khách hàng của mình hưởng nhiều ưu

thế, hoặc cho nợ phí bảo hiểm để làm thiệt hại cho doan nghiệp khác như : thu hút khách hàng về phía mình, cạnh tranh không lành mạnh…

Mặt khác, trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 không qui định thời gian đóng phí bảo hiểm mà các bên tự thảo thuận, dễ tạo ra khe hở cho việc vi phạm qui định quản lí tài chính của nhà nước trong quá trình hình thành phân phối và sử dụng quĩ bảo hiểm thương mại.Thực tế tình trạng cho nợ phí rất lớn và không truy thu được tồn tại ở hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm, ngoài ra việc qui định không chặt chẽ này sẽ dẫn đến tiêu cực hoặc dựa vào quan hệ khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi thường sai, tổn thất rồi mới đi mua bảo hiểm.

Căn cứ đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm tài sản, việc đóng phí là quan trọng để khẳng định sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Trên thực tế, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm từ thời điểm bên tham gia bảo hiểm nhận phí bảo hiểm nhưng hiệu lực của hợp đồng lại phát sinh từ thời điểm bên tham gia đóng phí bảo hiểm. Vì vậy, pháp luật nên qui định lại thành “thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm” thì đúng hơn.

Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Như đã phân tích ở trên, Tại Điều 16, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có qui định về trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, trong điều khoản có nêu rõ các trường hợp được loại trừ và trường hợp không được loại trừ. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là, trong điều luật không có sự phân biệt rạch ròi các qui định về “rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm” và điều khoản qui định “các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”, thậm chí còn gộp chung cả hai điều khoản này là một, vì vậy làm cho nội dung điều khoản rất phức tạp và khó hiểu. Hậu quả là việc từ chối bồi thường khi áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường dễ dẫn đến sự tranh chấp, và đưa ra xét xử thường gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 16 này cũng qui định về việc không áp dụng điều khoản loại trừ trong trường hợp “bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý”, nhưng tại các văn bản hướng dẫn về việc áp dụng luật kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 cũng chưa qui định thế nào là hành vi “vô ý”, vì trong hoạt động thực tiễn cho thấy nếu không định nghĩa thế nào là hành vi “vô ý” sẽ dễ dàng gây ra tranh chấp giữa các bên, dễ bị người được bảo hiểm lợi dụng để vô hiệu hóa điều khoản loại trừ, gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Vì vậy nên khi qui định về “loại trừ trách nhiệm bảo hiểm” các nhà làm luật nên giải thích rõ các từ ngữ và phân biệt rõ các trường hợp rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm và trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để tránh việc lợi dụng làm vô hiệu hóa điều khoản loại trừ khi bên mua có các hành vi vi phạm pháp luật, tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.

Về hợp đồng bảo hiểm trùng

Tại Điều 44, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 đã đưa ra khái niệm hợp đồng bảo hiểm trùng “là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm”. Như vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 đưa ra các tiêu chí cho bảo hiểm trùng bao gồm: sự tham gia bảo hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, cùng đối tượng bảo hiểm, với cùng điều kiện, cùng sự kiện bảo hiểm. Ở điều luật này đã hoàn toàn không nhắc đến yếu tố cùng một quyền lợi bảo hiểm mà chỉ tập trung vào vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam 07 (Trang 58 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)