Về định nghĩa hợp đồng bảo hiểm tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam 07 (Trang 39 - 41)

1.3.3 .Hình thức của hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.2. Thực trạng một số qui định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.2.1. Về định nghĩa hợp đồng bảo hiểm tài sản

Có lẽ định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm tài sản không thể xa rời hoàn toàn nhận thức chung của thế giới. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 đã đưa ra định nghĩa khá phù hợp như sau: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho

người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”(khoản 1, Điều 12).

Đinh nghĩa này đã được nghiên cứu ở chương trên. Do đó tại chương này Luận văn chỉ nói tới Điều 40 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản vì định nghĩa trên không đề cập trực tếp tới chủng loại hợp đồng này. Có thể thấy rằng đối tượng tài sản bảo hiểm theo qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả các đối tượng được coi là tài sản theo qui định của Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005. Như vậy một câu hỏi đặt ra: có phải tất cả các loại tài sản bao gồm vật, tiền, giầy tờ có giá và các quyền tài sản đều có thể là đối tượng bảo hiểm theo qui định của Điều 40, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 hay không? Trong quá trình nghiên cứu đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản người ta không thể đồng nhất khái niệm tài sản trong Bộ luật Bân sự với tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản vì tài sản trong Bộ luật Dân sự được định nghĩa rộng gồm: bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình, có thể định giá được bằng tiền và cũng có thể không định giá được bằng tiền. Tài sản hữu hình như nhà cửa, phương tiện vận chuyển, hoa màu, vật nuôi…; còn trong khi đó tài sản vô hình là là tài sản không có hình thái vật chất, không thể nhận biết bằng giác quan, mà được biết thông qua những ý niệm về mối quan hệ pháp luật giữa người có quyền khai thác lợi ích của tài sản và người thứ ba [21]. Trong khi đó, tài sản trong hợp đồng bảo hiểm tài sản lại chỉ là những vật có thực, tiền và những vật định giá được bằng tiền, ngay cả các quyền của chủ sở hữu cũng đều phải định giá được bằng tiền và tài sản đó phải có khả năng tổn thất vật chất do những rủi ro bất ngờ. Mục đích của việc phân biệt này là để xác định được bằng giá trị tài sản, và mức độ tổn thất đối với tài sản khi có sự kiện được bảo hiểm xảy ra để các bên tham gia đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Mặt khác, việc phân biệt đối tượng bảo hiểm cũng giúp các nhà làm luật có thể phân thành nhiều loại hình bảo hiểm giúp cho quá trình thực hiện bảo hiểm được tốt hơn như: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm vận chuyển xe cơ giới, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, bằng đường hàng không, bằng đường biển, bằng đường sắt, bằng đường sông…

Tóm lại, dù Luật Kình doanh bảo hiểm 2000 xác định phạm vi khái niệm tài sản là đối tượng bảo hiểm tương tự như định nghĩa về tài sản theo qui định của Bộ luật Dân sự 2005. Nhưng về nguyên lý nghiệp vụ bảo hiểm, thì tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm chỉ có thể là những tài sản có thực, hữu hình, có thể là tài sản hiện có hoặc các lợi ích gắn liền với các tài sản đó; có khả năng bị tổn thất vật chất do những rủi ro tai nạn bất ngờ gây ra; thiệt hại của tài sản phải qui ra được bằng tiền. Đối với các tài sản hay các quyền tài sản vô hình không đáp ứng được các yêu cầu này, vì vậy không thể trở thành đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam 07 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)