Về giải quyết bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bảo hiểm tà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam 07 (Trang 51 - 54)

1.3.3 .Hình thức của hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.2. Thực trạng một số qui định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm tài sản

2.2.4. Về giải quyết bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bảo hiểm tà

tài sản

Nguyên tắc bồi thường

Nguyên tắc bồi thường là nguyên tắc cơ bản chi phối việc bồi thường trong mọi hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không thể lớn hơn thiệt hại thực tế mà người đó phải gánh chịu trong một sự

cố bảo hiểm, và bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng, tùy điều kiện nào xảy ra trước.

Mục đích của nguyên tắc bồi thường là thông qua việc thực hiện cam kết tài chính của Doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đưa người được bảo hiểm trở lại trạng thái và khả năng tài chính ban đầu như trước khi chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm. Việc bồi thường này phải được xác định cẩn thận dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Số tiền bồi thường xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản bảo hiểm được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế (khoản 1, Điều 46, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000) và số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt qua số tiền bảo hiểm ….Thông qua số tiền mà bồi thường cho doanh nghiệp xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường, mối tương quan về giá trị trong các trường hợp bảo hiểm theo đúng giá trị, bảo hiểm dưới giá trị, bảo hiểm trên giá trị và bảo hiểm trùng. Tuy nhiên việc qui định mức chi phí trả bồi thường này pháp luật cũng cho các bên tự thỏa thuận sao cho các bên không bị thiệt hại vẫn đảm bảo quyền lợi của mình.

Nguyên tắc bồi thường không cho phép người được bảo hiểm kiếm lời không chính đáng từ quan hệ Hợp đồng bảo hiểm, từ đó nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, ý đồ trục lợi bảo hiểm. Để đảm bảo được điều này ngoài việc doanh nghiệp bảo hiểm xác định đúng giá trị thực tế thiệt hại xảy ra, nguyên nhân gây ra thiệt hại thì doanh nghiệp còn phải xác định và bồi thường các chi phí hợp lí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giải quyết và xử lý hậu quả sự cố, cũng như chi phí mà người được bảo hiểm có thể phải bỏ ra để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm như: chi phí để xác định giá thị trường và chi phí giám định thiệt hại tổn thất, chi phí cần thiết và hợp lí để đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí đóng góp vào tổn thất chung…(khoản 3, Điều 46, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).

Các hình thức bồi thường

Điều 47, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 qui định về hình thức bồi thường như sau:

“1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về một trong các hình thức bồi thường sau đây:

a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại.

b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác. c) Trả tiền bồi thường.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ không được thực hiện bằng tiền.

3. Trong trường hợp bồi thường theo qui định tại điểm b và c khoản 1 điều này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá trị trường của tài sản”.

Trong thực tế, việc bồi thường bảo hiểm chủ yếu được thực hiện bằng tiền, vì việc thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản khác rất phức tạp và rất khó có căn cứ đê xác định về chất lượng cũng như chủng loại tương đồng, đặc biệt là đối với những tài sản chuyên dụng hoặc vật đặc định (sẽ đơn giản hơn nếu có thể sửa chữa hoặc chỉ tiến hành thay thế một số bộ phận của tài sản bị thiệt hại). Trả tiền bồi thường, vì vậy, trở thành hình thức phổ biến thông thường được xác định trên hóa đơn thể hiện giá trị mua sắm lại tài sản, hoặc các hóa đơn chứng từ thể hiện tài sản đã được sửa chữa, được khôi phục. Không những thế, hình thức trả tiền bồi thường còn tạo sự linh hoạt và chủ động của các bên, thể hiện là việc các bên có thể thỏa thuận và chấp nhận về thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm mà không cần đã phải sửa chữa, hoặc đã mua sắm lại tài sản… Điều này cho phép các bên tiết kiệm được các chi phí phát sinh trong quá trình quản lí sửa chữa, cũng như khoản thuế VAT phải trả nếu

như tiến hành sửa chữa, ngoài ra còn tạo điều kiện cho người bảo hiểm có thể sử dụng khoản bồi thường này vào việc mua sắm thay thế hay năng cấp bằng tài sản khác.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bồi thường bằng việc thay thế một phàn hoặc toàn bộ tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hay bằng bồi thường toàn bộ tài sản theo giá thị trường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi toàn tài sản hoặc một phần tài sản đó tương ứng với giá trị tham gia bảo hiểm. Đây là qui định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm có thể bán thanh lý tài sản thu hồi nhằm giảm chi phí bồi thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam 07 (Trang 51 - 54)