Kiến Nghị với BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thạch Thất (Trang 108 - 114)

2.3.1 .Nh ững kết quả đạt được

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến Nghị với BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ cho các Chi nhánh trong việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình để nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ nói chung.Sớm ban hành quy định riêng về sản phẩm cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên tổ chức các lớp tập huấn về các sản phẩm tín dụng bán lẻ cũng như phổ biến kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra, các biện pháp phòng chống rủi ro… nhằm tránh rủi ro đến mức thấp nhất cho Ngân

hàng.

Hoạt động tín dụng bán lẻ đang ngày một phát triển, nhu cầu là rất lớn với số lượng khách hàng đông, nhu cầu vay khác nhau, bên cạnh đó, các khách hàng vay cá nhân không thường xuyên, không duy trì quan hệ lâu dài nên mức độ uy tín không cao so với các khách hàng là doanh nghiệp. Để quản

lý hoạt động cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có hiệu quả,

đưa hệ thống chấm điểm tự động đối với khách hàng là cá nhân vào quy trình cấp tín dụng bán lẻ nhằm chuẩn hóa hệ thống phân loại khách hàng để giảm thiểu chi phí, thời gian thẩm định đảm bảo cho việc quản lý điều hành được dễ

dàng.

Việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ không thể không đề cập đến việc phát triển mở rộng mạng lưới nhằm cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần hỗ trợ chi nhánh trong công tác phát triển mạng lưới Phòng giao dịch tại các địa bàn có tiềm năng về kinh tế, khu vực đông dân cư khu công nghiệpnhằm tăng khả năng cạnh tranh, phát triển nền khách hàng cũng như nâng cao thị phần trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xem xét đầu tư thêm về công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa các hoạt động của Ngân hàng, bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại công nghệ thì mới có thể giữ chân được khách hàng và mở rộng các khách hàng mới.

Ngoài ra Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng bán lẻ, phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hóa hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng BIDV Thạch Thất, và dự trên định hướng phát triển của BIDV Việt Nam nói chung và BIDV chi nhánh Thạch Thất nó riêng, Tác giả đã đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện hơnnữa chất lượng tín dụng bán lẻ của chi nhánh BIDV Thạch Thất. Từ đó cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn nữa các hoạt động tín dụng bán lẻ của các Ngân hàng thương mại nói chung và tạo điều kiện cho các Chi nhánh ngân hàng như BIDV Thạch Thất hoạt động được hiệu quả nhằm góp phần phát triển kinh tế và góp phần ổn định nền kinh tế trong khu vực cũng như nền kinh tế quốc gia .

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và phát triển, để tồn tại và phát triển bền vững, các NHTM Việt Nam bên cạnh việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì việc chất lượng tín dụng bán lẻ là một công việc được thực hiện thường xuyên.Chất lượng tín dụng bán lẻ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng, tăng sức cạnh tranh và góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc phát triển chất lượng tín dụng bán lẻ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các NHTM Việt Nam. Nhận thức được điều này, bám sát chỉ đạo- BIDV Thạch Thất đã có những biện pháp, chỉ đạo quyết liệt tập trung chất lượng tín dụng bán lẻ tại CN. Qua đó đã đạt được những kết bước đầu rất khả quan, góp phần giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, tăng trưởng dư nợ ổn định, giữ vững thị phần hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong hoạt động tín dụng tại CN Thạch Thất thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại nhất định. Để khắc phục được những tồn tại hạn chế, nhằm đưa hoạt động kinh doanh của CN Thạch Thấtđạt được những kết quả cao hơn, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác tại BIDV CN Thạch Thất, tác giả lựa chọn đề tài Chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Nam chi nhánh Thạch Thất” làm đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM, nêu lên khái niệm và những nội dung chính của chất lượng tín dụng bán lẻ, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng bán

lẻ, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ; khái niệm, các yêu cầu cơ bản, và các công cụ của quản lý chất lượng tín dụng bán lẻ.

2. Tác giả nghiên cứu thực trạng về hoạt động tín dụng bán lẻ và chất lượng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Thạch Thất, thông qua số liệu tài chính giai đoạn 2017 - 2019 đã có so sánh đã đưa ra được những nhận xét xác thực, phù hợp với thực tế hoạt động của BIDV chi nhánh Thạch Thất và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của

chi nhánh.

3. Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích tài chính để phân tích tình hình tín dụng, chất lượng tín bán lẻ cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bán lẻ của chi nhánh Thạch Thất qua các năm để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu có ích để Chi

nhánh Thạch Thất xây dựng các cơ chế phù hợp để trong công tác quản lý chất lượng tín dụngbán lẻ.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng tín dụng bán lẻ luôn phải quan tâm cho phù hợp với biến động của nền kinh tế; mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng trong phạm vi của một bản luận văn sẽ không thể đề cập hết và không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện đề tài và là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu trong quá trình học tập và nghiên cứu tiếp theo.

1. Hà Xuân Vấn & Lê Đình Vui (2008), Lịch sử các học thuyết kinh tế, nhà xuất bản Đại Học Huế.

2. Hoàng Lan Hương (2017), “Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Nông Nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Hà Nội”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

3. Lê Nam Long & Phùng Việt Hà (2011), Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày16/06/2010.

5. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, HàNội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN

ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích

lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN

ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-

NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quy định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhànước.

9. Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Giáo trình “Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê.

11. Nguyễn Đăng Đờn (2003), Tín dụng - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

12. Nguyễn Thị Vui (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây Hà Nội”,

tại ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Đăng Thủy (2014), “Mở rộng cho vay bán lẻ tại ngân

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

15. Nghiêm Thị Hà (2017), “Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP Dầu Khí –chi nhánh Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ, Đại học Thương Mại.

16. Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu khoa học,

VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 1-15. 17. Mai Anh Tuấn (2016), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Chi Nhánh Hà Nội”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

18. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Phùng Thị Diệu Linh (2017), “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây”, luận văn thạc sỹ, đại học Thương Mại.

20. Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng,

Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, HàNội.

21. Vương Thị Tuyền (2017), “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại.

22.Nguyễn Thị Thanh Hòa(2012) “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Gia lâm

23.Nguyễn Danh Lương (2009) “Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ của ngân hàng ACB chi nhánh Khánh Hòa

HỌC VIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chất lượng tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thạch Thất (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)