2.3.1 .Nh ững kết quả đạt được
3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị vớiNgân hàng Nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Hiện nay các NHTM cho vay vẫn chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật chung như là quyết định số 1627/ 2001/ QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN và phải tự xây dựng riêng cho mình những quy định về hoạt động của
cho vay tiêu dùng trong ngân hàng. Do đó trong thời gian tới NHNN cần phải sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng như các quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ một cách thống nhất để cho cácNgân hàng căn cứ thực hiện tránh việc do cạnh tranh nên đưa ra các điều kiện vay vốn dễ dãi gây ra rủi ro đối với Ngân hàng. Mặt khác trong trường hợp Ngân hàng không muốn cho vay thì có thể đưa ra cácđiều kiện vay vốn khắt khe gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
NHNN cần có sự phối hợp, kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng, vay vốn sản xuất kinh doanh để ban hành những thông tư liên Bộ, ngành hỗ trợ cho hoạt động tín dụngbán lẻ phát triển, thêm vào
đó phối hợp sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh như luật đất đai, luật dân sự…Có như vậy mới tránh được các khúc mắc và tranh chấp trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của ngân hàng, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý .
NHNN cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Đồng thời ban hành các chính sách nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa có giá trị lớn, xa xỉ phẩm,... nếu giao dịch qua POS.
NHNN cần tăng cường kiểm tra và có chế tài xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vi phạm các quy định cho vay của NHNN, góp phần làm cho sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ở các ngân hàng thương mại trở nên an toàn và bền vững bởi vì do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các Ngân hàng đã làm cho các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn các ngân hàng khác, điều này dẫn tới sự cho vay quá mức, tức là cho vay vượt quá khả năng chi trả của người vay, và là yếu tố gây rủi ro cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng và cả hệ thống tài chính.
Nâng cao hiệu quả phạm vi hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). CIC phải thực sự là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Trung tâm CIC phải có khả năng cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng nói chung và khách
hàng cá nhân nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, thông tin về khách hàng là cá nhân có quan hệ vay vốn với các tổ chức tín dụng hay chưa lại quá sơ sài. Do đó, ngân hàng không thể kiểm soát được tình trạng vay nợ của khách hàng đối với cáctổ chức tín dụng khác.Vì vậy, để đảm bảo tính cập nhật và chính xác của thông tin, NHNN có quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại thực
hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa về tình hình quan hệ tín dụng của tất cả các đối tượng khách hàng. Mặt khác,trung tâm này cần phải đa dạng hoá các nguồn thông tin, lấy thông tin từ các nguồn như từ mạng Internet, từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, từ bạn hàng của
khách hàng, các đối tác làm ăn, các công ty kiểm toán, công ty tư
vấn….Thông tin thu thập được cần phải phân loại, sắp xếp, phân tích trước
khi đưa vào hệ thống lưu trữ, nhằm minh bạch hoá thông tin khách hàng với cáctổ chức tín dụng, nhằm chấm dứt các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin khách hàng, đảm bảo giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho các tổ chức tín dụng.