III. Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
3. Kết thúc công việcKiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV phải thực hiện các công việc sau: - Soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên
- Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập Báo cáo - Lập Báo cáo Kiểm toán
- Họp và đánh giá sau Kiểm toán
3.1. Soát xét giấy tờ làm việc của KTV
Sau khi các KTV phần hành kết thúc công việc của mình, trưởng nhóm Kiểm toán tiến hành tập hợp lại và thực hiện kiểm tra, soát xét các giấy tờ làm việc nhằm mục đích:
- Đảm bảo các bằng chứng đã thu thập, đánh giá có khả năng mô tả một cách đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Kiểm tra tính phù hợp trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, Kiểm toán và các tiêu chuẩn nghề nghiệp được chấp nhận rộng rãi.
- Đảm bảo rằng các mục tiêu Kiểm toán xác định đã được thoả mãn. - Khẳng định các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết để chứng minh cho kết luận trên BCKT sau này.
Nếu trong quá trình soát xét phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra thì yêu cầu KTV phần hành hoặc trực tiếp sửa chữa và bổ sung. Đối với những cuộc Kiểm toán có tính chất pháp lý
cao, Ban giám đốc IFC sẽ trực tiếp soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên liên quan tới những mục tiêu Kiểm toán trọng tâm.
Với phần hành Kiểm toán TSCĐ của Công ty ABC, sau khi soát xét trưởng nhóm đánh giá công việc Kiểm toán đã được KTV phần hành thực hiện khá đầy đủ và đã nêu được tất cả những thông tin cần thiết về đối tượng, mục tiêu Kiểm toán khoản mục TSCĐ đã hoàn thành.
3.2. Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
Trong khoảng thời gian từ khi lập BCTC đến khi phát hành BCKT có rất nhiều sự kiện mới phát sinh. Những sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặc không trọng yếu đến BCKT. Tuy vậy, việc xem xét này là cần thiết, phù hợp với nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp.
Để phát hiện những sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả Kiểm toán, KTV thường thực hiện các thủ tục phỏng vấn Ban giám đốc kết hợp với kinh nghiệm của KTV.
Qua xem xét, đối với phần hành TSCĐ của Công ty ABC thì không thấy có những vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến BCTC và BCKT.
3.3. Lập Báo cáo Kiểm toán
Sau khi thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng, KTV tiến hành lập bảng tổng hợp kết quả Kiểm toán và lập BCKT dự thảo. Trước khi hoàn thành cuộc Kiểm toán và phát hành BCKT chính thức, hồ sơ Kiểm toán phải trải qua ba lần soát xét chặt chẽ:
- Soát xét của một Kiểm toán viên cao cấp đối với giấy tờ làm việc của nhóm Kiểm toán.
- Soát xét của chủ nhiệm Kiểm toán đối với toàn bộ hồ sơ Kiểm toán trước khi trình Ban giám đốc IFC rà soát lần cuối.
- Soát xét lần cuối của Ban giám đốc đối với hồ sơ Kiểm toán trước khi phát hành BCKT chính thức.
Sau khi xem xét và đánh giá các phát hiện Kiểm toán, IFC sẽ lập và công bố BCKT cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết. Báo cáo Kiểm toán của IFC dưới dạng thư quản lý gồm:
- Báo cáo của Ban giám đốc.
- Báo cáo của Kiểm toán viên độc lập. - Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2004.
- Báo cáo kết quả kinh doanh cho năm tài chính 2004. - Thuyết minh Báo cáo tài chính.
3.4. Họp và đánh giá sau Kiểm toán
Với những ý kiến thống nhất ban đầu về kết quả Kiểm toán dưới hình thức BCKT dự thảo lần 1. Về nguyên tắc hai bên cùng phải thảo luận để đi đến thống nhất cuối về BCKT. Trong cuộc họp, KTV phải giải trình được những sai phạm đã phát hiện và đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho các sai phạm đó là đúng đắn đông thời phải khẳng định tằng việc lập BCKT cho BCTC của đơn vị đó hoàn toàn trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu.
Qua đó hai bên cũng có thể nêu những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý để cùng nhau giải quyết. Trong lúc này, các ý kiến tư vấn vẫn được KTV đưa ra cho khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của BGĐ đơn vị.
III – TỔNG KẾT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH