Lập kế hoạch Kiểm toán tổng thể và chương trình Kiểm toán

Một phần của tài liệu Đề tài " Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện " ppt (Trang 62 - 64)

III. Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo

1.3. Lập kế hoạch Kiểm toán tổng thể và chương trình Kiểm toán

Nếu như kế hoạch chiến lược là giai đoạn đầu giúp KTV có được sự hiểu biết khái quát về khách hàng và đưa ra được chiến lược Kiểm toán thì kế hoạch Kiểm toán tổng thể sẽ giúp KTV chi tiết hoá các công việc theo các phần hành cụ thể và việc bố trí nhân sự chịu trách nhiệm cho từng phần hành đó. Đối với phần hành TSCĐ thì kế hoạch Kiểm toán tổng thể và chương trình Kiểm toán được khái quát qua sơ đồ sau:

1.3.1. Mục tiêu Kiểm toán và phân tích sơ bộ về phần hành TSCĐ

Sau khi nghiên cứu đầy đủ về khách hàng, KTV đưa ra các mục tiêu Kiểm toán TSCĐ (bảng 6)

Với mục tiêu Kiểm toán đặc thù đã xác định cùng với việc xem xét các BCTC của ABC, KTV nhận thấy TSCĐ của Công ty trong năm tăng

LẬP KÕ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐÞNH

Mục tiêu Kiểm toán và phân tÝch sơ bộ vÒ phần hành TSCĐ

Đánh giá trọng yÕu và rủi ro Kiểm toán tài sản cố đÞnh

Đánh giá Hệ thống KSNB đối với tài sản cố đÞnh

ThiÕt kÕ chương trình Kiểm toán Kiểm toán tài sản cố đÞnh

Sơ đồ 8: Các công việc cụ thể trong quá trình lập kÕ hoạch Kiểm toán tổng thể và chương trình Kiểm toán

642.217.111và không có tài sản giảm. Thông qua các tài liệu liên quan, KTV nhận thấy TSCĐ của Công ty tăng do mua sắm máy móc thiết bị là chủ yếu và thuê tài chính. Sự tăng TSCĐ này cho thấy ABC đầu tư nhiều hơn vào máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng công trình cung cấp.Từ đó, KTV đưa ra kết luận ban đầu là không có những sai phạm trọng yếu nên có thể giới hạn việc khảo sát mở rộng.

Mục đích của phân tích sơ bộ về TSCĐ giúp KTV xác định được các thủ tục Kiểm toán trọng tâm, đưa ra đánh giá khái quát toàn bộ BCTC và khoanh vùng có nhiều khả năng xảy ra rủi ro.

Mục tiêu Kiểm toán chung

Mục tiêu Kiểm toán đặc thù với phần hành TSCĐ

1. Tính hiện hữu TSCĐ hữu hình và TSCĐ khác có thực sự tồn tại

2. Sở hữu TSCĐ có thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ

trong hoạt động của mình hay không?

3. Tính đầy đủ - Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải có đủ các tiêu chuẩn đáp ứng là TSCĐ; việc bán và xuất, các khoản lợi ích thu được hay thất thu mà hoạt động này mang lại được hạch toán đầy đủ. - Việc xác định khấu hao và ghi chép vào sổ sách kế toán phải đầy đủ cho tất cả tài sản theo quy định.

4. Tính chính xác

- Giá trị ghi vào Nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí.

- Khấu hao TSCĐ có được xác định chính xác theo đúng các quy định hiện hành hay không?

5. Trình bày và phân loại

TSCĐ có được phân loại và miêu tả một cách chính xác hay không? Về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

6. Tính hợp lý chung

- Thời gian tính khấu hao TSCĐ ấn định cho tài sản là hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.

- Việc mua sắm, điều chuyển, thanh lý TSCĐ đều được phê chuẩn hợp lý.

7. Tính nhất quán

Phương pháp tính khấu hao trong kỳ phải nhất quán

Một phần của tài liệu Đề tài " Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện " ppt (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)