VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VỀ HÌNH SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC
Qua tìm hiểu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Thụy Điển và Nhật Bản, chúng ta thấy hầu hết các nước đều quy định về biện pháp cưỡng chế có tính chất tịch thu tài sản có liên quan đến tội phạm như biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà LHS của mỗi nước có quy định khác nhau về hình thức, nội dung của biện pháp cưỡng chế có tính chất tịch thu tài sản có liên quan đến tội phạm này. Việc lựa chọn những nước đã nêu trên để nghiên cứu là căn cứ vào nguồn tài liệu, khả năng tham khảo của tác giả luận văn, và điều quan trọng là luật hình sự của những nước này có những nét tương đồng và khác biệt rõ ràng, cũng như có các kinh nghiệm lập pháp hình sự để tham khảo trong quá trình hoàn thiện BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành.
1.4.1. Luật hình sự Cộng hòa Pháp
BLHS Cộng hòa Pháp năm 1992 không quy định chế định biện pháp tư pháp, nhưng về bản chất, hình phạt tịch thu tài sản trong LHS Pháp có nhiều điểm tương đồng với biện pháp tư
pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam.
Hình phạt tịch thu tài sản của LHS Cộng hòa Pháp được quy định tại Điều 131-21 BLHS Pháp năm 1992.
* Về tính chất pháp lý:
Tịch thu tài sản trong LHS Pháp là hình thức tịch thu tài sản đặc tính, được quy định với hai tư cách:
- Là hình phạt thay thế cho các khinh tội và các tội vi cảnh loại 5.
- Là hình phạt bổ sung cho hầu hết các tội phạm được quy định trong BLHS.
* Về đối tượng tịch thu:
Khoản 2 và 3 điều 131-21 BLHS Pháp năm 1992 quy định những đối tượng có thể bị tịch thu sung vào quỹ nhà nước gồm có:
- Đồ vật mà người phạm tội đã sử dụng hoặc nhằm sử dụng vào việc phạm tội;
- Đồ vật là sản phẩm của hành vi phạm tội; - Đối tượng của tội phạm [3].
* Về nguyên tắc áp dụng:
Trong trường hợp vật bị tuyên tịch thu nhưng trong thực tế không thể tịch thu được hoặc không thể hiện được thì Tòa án sẽ tuyên buộc người bị kết án phải nộp số tiền tương ứng giá trị của vật bị tịch thu đó.
Qua nghiên cứu, có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hình phạt tịch thu tài sản của LHS Pháp và biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm của
LHS Việt Nam như sau:
* Giống nhau:
- Một là, đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự do
LHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân.
- Hai là, đều là biện pháp đánh vào tài sản, kinh tế của
người bị áp dụng.
- Ba là, đều áp dụng trong mọi trường hợp, khi có vật trực
tiếp liên quan đến tội phạm.
- Bốn là, các tài sản tịch thu có thể là thuộc sở hữu của
người phạm tội hoặc thuộc sở hữu của người khác hoặc là tài sản của Nhà nước.
- Năm là, có thể được áp dụng độc lập trong trường hợp
nhất định.
- Sáu là, chỉ áp dụng theo trình tự, thủ tục do BLTTHS
quy định.
* Khác nhau:
Bảng 1.4: So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam và hình phạt tịch thu tài sản trong LHS Pháp
Tiêu chí so sánh
Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm trong LHS Việt Nam
Hình phạt tịch thu tài sản trong
LHS Pháp
1.Tính chất pháp lý
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là một biện pháp tư pháp.
Tịch thu tài sản là một hình phạt lưỡng tính.
2. Phạm vi áp dụng
Đối với tất cả những người tham gia tố tụng khi có căn cứ pháp lý do pháp luật hình sự quy định.
Chỉ áp dụng đối với người bị kết án nói riêng, trên cơ sở bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. 3. Hậu quả pháp lý Người bị áp dụng biện pháp này không bị coi là có án tích.
Người bị áp dụng hình phạt này phải chịu án tích.
4. Thẩm quyền áp dụng
Do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng, tương ướng với từng giai đoạn tố tụng hình sự. Chỉ do Tòa án xét xử vụ án hình sự cụ thể tương ứng mới có thẩm quyền áp dụng. 5. Đối tượng tịch thu Chỉ tịch thu vật đã sử dụng vào việc phạm tội, sản phẩm của hành vi phạm tội, đối tượng của tội phạm.
Không quy định việc tịch thu vật mà người phạm tội nhằm sử dụng vào việc phạm tội
Ngoài đồ vật đã sử dụng vào việc phạm tội, sản phẩm của hành vi phạm tội, đối tượng của tội phạm, còn tịch thu cả đồ vật mà người phạm tội nhằm sử dụng vào việc phạm tội. 6. Nguyên tắc áp dụng
Không quy định việc quy đổi những vật không thể tịch thu được trong thực tế thành số tiền tương ứng để tận
Trong trường hợp vật bị tuyên tịch thu nhưng trong thực tế không thể tịch thu được hoặc không thể hiện được thì
thu. Tòa án sẽ tuyên buộc người bị kết án phải nộp số tiền tương ứng giá trị của vật bị tịch thu đó.
1.4.2. Luật hình sự Thụy Điển
BLHS Thụy Điển không quy định chế định biện pháp tư pháp, nhưng về bản chất, biện pháp đặc biệt tịch thu tài sản trong LHS Thụy Điển có nhiều điểm tương đồng với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam.
Biện pháp tịch thu tài sản của LHS Thụy Điển được quy định trong chương 36 (từ Điều 1 đến Điều 6) BLHS Thụy Điển.
* Về tính chất pháp lý:
Tịch thu tài sản trong LHS Thụy Điển là một biện pháp đặc biệt áp dụng cho tội phạm.
* Về đối tượng tịch thu:
Tòa án sẽ tịch thu tài sản hoặc các vật sau: - Tài sản do phạm tội mà có;
- Các vật nhận được trong thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến tội phạm, nếu việc nhận tiền thanh toán cấu thành một tội theo quy định của LHS;
- Tài sản đã sử dụng làm phương tiện trong việc thực hiện tội phạm hoặc là sản phẩm của tội phạm đó;
- Vật mà do tính chất của chúng và các tình tiết khác mà có thể nhận định là các vật đó đã được sử dụng cho mục đích phạm tội;
- Vật được dự định sử dụng làm vũ khí trong việc thực hiện một tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe;
- Vật được dự định sử dụng làm vật trợ giúp hoặc dụng cụ trong một tội phạm tài sản và đã bị phát hiện [4].
Qua nghiên cứu, có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa biện pháp đặc biệt tịch thu tài sản của LHS Thụy Điển và biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm của LHS Việt Nam như sau:
* Giống nhau:
- Một là, đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự do
LHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân.
- Hai là, đều là biện pháp đánh vào tài sản, kinh tế của
người bị áp dụng.
- Ba là, đều áp dụng trong mọi trường hợp, khi có vật trực
tiếp liên quan đến tội phạm.
- Bốn là, đều áp dụng đối với tất cả những người tham gia
tố tụng khi có căn cứ pháp lý do pháp luật hình sự quy định.
- Năm là, các tài sản tịch thu có thể là thuộc sở hữu của
người phạm tội hoặc thuộc sở hữu của người khác hoặc là tài sản của Nhà nước.
- Sáu là, đều là biện pháp cưỡng chế khác hình phạt, có thể
được áp dụng độc lập trong trường hợp nhất định.
- Bảy là, chỉ áp dụng theo trình tự, thủ tục do BLTTHS
quy định.
* Khác nhau:
Bảng 1.5: So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam và biện pháp tịch
thu tài sản trong LHS Thụy Điển
Tiêu chí so sánh
Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm trong LHS Việt Nam
Biện pháp tịch thu tài sản trong
LHS Thụy Điển
1. Thẩm Do Cơ quan điều tra, Viện Chỉ do Tòa án xét xử vụ án. Tiêu chí so sánh Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm trong LHS Việt Nam
Biện pháp tịch thu tài sản trong
LHS Thụy Điển
1. Thẩm quyền áp dụng
Do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng, tương ướng với từng giai đoạn TTHS. Chỉ do Tòa án xét xử vụ án hình sự cụ thể tương ứng mới có thẩm quyền áp dụng. 2. Đối tượng tịch thu Chỉ tịch thu vật đã sử dụng vào việc phạm tội, sản phẩm của hành vi phạm tội, đối tượng của tội phạm. Không quy định việc tịch thu vật được dự định sử dụng làm vật trợ giúp hoặc dụng cụ trong một tội phạm tài sản và tội xâm phạm tính mạng, sức
Ngoài vật đã sử dụng vào việc phạm tội, sản phẩm của hành vi phạm tội, đối tượng của tội phạm, còn tịch thu cả vật được dự định sử dụng làm vật trợ giúp hoặc dụng cụ trong một tội phạm tài sản và tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe.
khỏe.
1.4.3. Luật hình sự Nhật Bản
BLHS Nhật Bản được công bố ngày 24 tháng 04 năm 1907 và được ban hành ngày 01 tháng 10 năm 1908. Đây là một trong những bộ pháp điển hóa cơ bản được cấu thành từ sáu văn bản luật. Tuy nhiên, không phải tất cả các tội phạm và hình phạt đều được quy định trong bộ luật này mà có những loại tội danh được quy định riêng trong những bộ luật đặc biệt khác. Bộ luật này đã được sửa đổi và bổ sung ngày 24 tháng 06 năm 2011.
BLHS Nhật Bản năm 2011 không quy định chế định biện pháp tư pháp. Nhưng về bản chất, hình phạt bổ sung tịch thu trong LHS Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam.
Hình phạt tịch thu tài sản của LHS Nhật Bản được quy định trong Điều 19 BLHS Nhật Bản năm 2011.
* Về tính chất pháp lý:
Theo điều 9 BLHS Nhật Bản 2011 thì hình phạt tịch thu là hình phạt bổ sung duy nhất trong hệ thống hình phạt của LHS Nhật Bản. Hình phạt này không áp dụng độc lập mà bắt buộc áp dụng kèm theo hình phạt chính.
* Về đối tượng tịch thu:
Khoản I Điều 19 BLHS Nhật Bản 2011 quy định những đối tượng có thể tịch thu gồm có:
- Vật là công cụ thực hiện hành vi phạm tội.
- Vật được cung cấp hoặc sẽ được cung cấp cho người có hành vi phạm tội.
- Vật phát sinh do hành vi phạm tội, vật nhờ đó mà có được hoặc có được với tính chất thù lao của hành vi phạm tội.
- Vật nhận được do quy đổi với vật là công cụ thực hiện hành vi phạm tội, vật được cung cấp hoặc sẽ được cung cấp cho người có hành vi phạm tội, vật phát sinh do hành vi phạm tội, vật nhờ đó mà có được hoặc có được với tính chất thù lao của hành vi phạm tội [5].
Những vật nêu trên thuộc sở hữu của người phạm tôi sẽ bị tịch thu theo Khoản I – Điều 19 BLHS Nhật Bản năm 2011. Vật mà thuộc sở hữu của người không phải là người phạm tội nhưng sau khi gây án mà người đó biết được về những vật đó thì cũng có thể bị tịch thu nếu người đó có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vật của mình vào việc thực hiện tội phạm (Khoản II – Điều 19 BLHS Nhật Bản năm 2011).
* Về nguyên tắc áp dụng:
Theo Điều 19-2 – BLHS Nhật Bản năm 2011, trong trường hợp không thể tịch thu hết một phần hoặc toàn bộ những vật phát sinh do hành vi phạm tội, vật nhờ đó mà có được hoặc có được với tính chất thù lao của hành vi phạm tội hay vật nhận được do quy đổi với vật là công cụ thực hiện hành vi phạm tội; vật được cung cấp hoặc sẽ được cung cấp cho người có hành vi phạm tội; vật phát sinh do hành vi phạm tội, vật nhờ đó mà có được hoặc có được với tính chất thù lao của hành vi phạm tội thi có thể truy thu số tiền đó.
* Về phạm vi áp dụng:
Điều 20 – BLHS Nhật Bản năm 2011 quy định như sau:
với hình phạt giam giữ hoặc hình phạt tiền mức nhẹ, nếu không có quy định đặc biệt thì không thể tịch thu được.
Tuy nhiên, việc tịch thu trong trường hợp tại khoản I-1 của điều 19 thì không hạn chế.”
Việc tịch thu vật được cung cấp hoặc sẽ được cung cấp cho người có hành vi phạm tội; vật phát sinh do hành vi phạm tội, vật nhờ đó mà có được hoặc có được với tính chất thù lao của hành vi phạm tội; vật nhận được do quy đổi với vật được cung cấp hoặc sẽ được cung cấp cho người có hành vi phạm tội; vật phát sinh do hành vi phạm tội, vật nhờ đó mà có được hoặc có được với tính chất thù lao của hành vi phạm tội chỉ áp dụng kèm với hình phạt giam giữ (Giam giữ từ trên 01 ngày đến 30 ngày trong trại giam) hoặc hình phạt tiền mức nhẹ (Từ 01 nghìn Yên đến 01 van Yên). Chỉ có một trường hợp đặc biệt được tịch thu kèm theo mọi hình phạt chính, đó là tịch thu của hối lộ do người phạm tội hoặc người thứ ba trong cuộc đã nhận, trong trường hợp không tịch thu được một phần hoặc toàn bộ của hối lộ thì truy thu giá ngạch tương đương (Theo Điều 197-5 BLHS Nhật Bản năm 2011).
Ngoại lệ, việc tịch thu vật là công cụ thực hiện hành vi phạm tội hay nhận được do quy đổi với vật là công cụ thực hiện hành vi phạm tội không có sự hạn chế áp dụng mà được áp dụng kèm theo mọi loại hình phạt chính.
Qua nghiên cứu, có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hình phạt tịch thu của luật hình sự Nhật Bản và biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm của luật hình sự Việt Nam như sau:
* Giống nhau:
- Một là, đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự do
LHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân.
- Hai là, đều là biện pháp đánh vào tài sản, kinh tế của
người phạm tội.
- Ba là, đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối
với người bị áp dụng, đó là bị tước quyền sở hữu đối với tài sản.
- Bốn là, đều áp dụng trong mọi trường hợp, khi có vật
trực tiếp liên quan đến tội phạm.
- Năm là, các tài sản tịch thu có thể là thuộc sở hữu của
người phạm tội hoặc thuộc sở hữu của người khác hoặc là tài sản của Nhà nước.
- Sáu là, chỉ áp dụng theo trình tự, thủ tục do BLTTHS sự
quy định.
* Khác nhau:
Bảng 1.6: So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam và hình phạt tịch thu trong LHS Nhật Bản
Tiêu chí so sánh
Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan
đến tội phạm trong LHS Việt Nam Hình phạt tịch thu trong LHS Nhật Bản 1. Tính chất pháp lý Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội