DỤNG BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG THỰC TIỄN
3.3.1. Nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp lý và đạo đức nghề nghiệp cho những người tiến hành tố tụng
Việc nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, ngoài những yếu tố quy định của pháp luật, công tác cán bộ cũng là điều đáng phải quan tâm. Một điều luật muốn được áp dụng đúng đắn vào thực tiễn, không bị lạm dụng thì cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân cần phải có trình độ, kiến thức
chuyên môn và phải có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần vững vàng trước những cám dỗ của vật chất, có tinh thần pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Tác giả luận văn xin có một số giải pháp để nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp cho những người tiến hành tố tụng như sau:
- Chiêu sinh cán bộ tư pháp các cấp đạt tiêu chuẩn tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ; thực hiện việc chọn cử cán bộ đủ tiêu chuẩn đi đào tạo ở nước ngoài theo Đề án của Chính phủ về việc “đào tạo luật sư, chuyên gia pháp luật”.
- Tiến hành tập huấn các kiến thức liên quan tới công tác tư pháp hình sự nhiều lần cho cán bộ tư pháp ở địa phương.
- Triển khai xây dựng đề án “Nâng cao năng lực và quy mô đào tạo, bồi dưỡng của Trường Cán bộ Tòa án” để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân, thực hiện tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam “ Về chiến lược cải cách đến tư pháp đến năm 2020”.
- Đội ngũ cán bộ tư pháp phải không ngừng được tăng cường về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị, đều phải có trình độ cử nhân luật, được đào tạo về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, từng bước nâng cao trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp cho cán bộ tư pháp đáp
ứng yêu cầu công tác tư pháp.
- Quan tâm cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc; bổ sung kinh phí hoạt động cho các cơ quan tư pháp.
- Phải có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ tư pháp để họ không phải bị gánh nặng cơm áo, gạo tiền làm ảnh hưởng đến sự công minh trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Đồng thời cũng phải quy định rõ về trách nhiệm kỷ luật khi cán bộ tư pháp vi phạm nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tạo dư luận về hình ảnh những cán bộ tư pháp công minh, tài giỏi. Chỉ có như vậy mới thu hút được nguồn cán bộ tư pháp có kiến thức pháp lý sâu sắc và có tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ công lý.
3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật của người dân góp phần lớn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nói riêng. Để xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật có rất nhiều biện pháp trực tiếp cũng như gián tiếp tác động đến nhận thức và xử sự của người dân. Tuy nhiên, trong số rất nhiều biện pháp đó thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là biện pháp có vai trò đặc biệt.
Một số hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu:
- Tuyên truyền miệng.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật qua báo chí.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng Internet.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống sách pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua Câu lạc bộ pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải cơ sở.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lồng ghép trong hoạt động tư vấn pháp luật.
Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân rất phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nội dung, nhóm đối tượng và đặc điểm, tình hình tại khu vực được phổ biến. Trong giai đoạn phát triển hiện nay với những phương tiện, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại thì các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được nâng cao và đổi mới. Mỗi hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có những ưu, nhược điểm khác nhau nên khi tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật phải phối hợp, lồng ghép các hình thức này với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
phạm tội mà có
Việc hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản do phạm tội mà có là đòi hỏi khách quan đối với mọi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế với quan hệ đầu tư, thương mại và thanh toán toàn cầu hết sức phong phú, đa dạng, phức tạp. Trong bối cảnh đó, Chính phủ mỗi quốc gia phải bằng các công cụ vĩ mô và thông qua hành động của các cơ quan chức năng để tiến hành các biện pháp phù hợp, đồng thời phối hợp với các quốc gia khác, bảo vệ an toàn tài sản và hoạt động của các thành phần kinh tế và của công dân, dù tài sản đó đang ở trên lãnh thổ quốc gia nào, nhằm xác lập sự tin tưởng chính trị của công chức, doanh nghiệp, của công dân và của đối tác vào quan điểm và khả năng quản lý của chính quyền, đặc biệt trong những trường hợp phát sinh hiện tượng rửa tiền của các quan chức chính trị cấp cao, các tập đoàn kinh tế lớn. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO với chính sách và pháp luật về đầu tư rộng mở, nên không thể đứng ngoài quy luật tất yếu này.
Việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có để hoàn trả cho chủ sở hữu hợp pháp là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc pháp luật Việt Nam, phù hợp với chính sách của Nhà nước và đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Việt Nam đã xác lập trên thực tế các điều kiện nhất định để phòng ngừa, phát hiện và thu hồi tài sản phạm tội nói chung thông qua các văn bản pháp luật như Luật Ngân hàng nhà nước năm 1997; Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Nghị định 74/2005/NĐ- CP ngày 7/6/2005 của Chính phủ về phòng chống rửa tiền; Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định số 63/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý ngoại hối. Vấn đề hợp
tác quốc tế trong thu hồi tài sản có yếu tố nước ngoài đã được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và thể hiện tại Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự với các nước ASEAN (2004) và các Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ với Hàn Quốc (2003). Tuy nhiên pháp luật Việt Nam còn có nhiều bất cập, khó khăn khi thực hiện việc thu hồi tài sản phạm tội có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất khái quát về việc thực hiện chế định thu hồi tài sản do phạm tội mà có:
- Đề xuất chung:
Chính phủ có hướng dẫn áp dụng chế định này trên cơ sở nguyên tắc và quy định của pháp luật Việt Nam; chú trọng việc đàm phán, ký kết và ưu tiên áp dụng các hiệp định, thoả thuận mà Việt Nam đã ký kết có nội dung thu hồi tài sản do phạm tội mà có và theo nguyên tắc có đi có lại. Trước mắt, cần có sự đầu tư phù hợp về cán bộ, về đào tạo, về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các lực lượng trực tiếp thực thi, đồng thời quan tâm nghiên cứu khả năng thành lập cơ quan chuyên trách về thu hồi tài sản trong tương lai.
- Đề xuất nội luật hoá:
+ Bổ sung chế định thu hồi tài sản vào Luật Tương trợ tư pháp hiện hành.
+ Nghiên cứu, bổ sung vào Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định chấp nhận thi hành phần dân sự trong phán quyết hình sự của Toà án hình sự các nước.
+ Xây dựng Luật Chống rửa tiền thay thế Nghị định số 74/2005 ngày 7/6/2005 về phòng, chống rửa tiền.
+ Tiếp tục ký kết hoặc bổ sung, sửa đổi các hiệp định tương trợ tư pháp song phương, đa phương có nội dung về thu hồi
tài sản do phạm tội mà có.
+ Nghiên cứu khả năng xây dựng Luật về Thu hồi tài sản của Việt Nam.
3.3.4. Xây dựng hệ thống quản lý kinh tế - tài chính của nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân
Với xu thế toàn cầu hoá kinh tế kết hợp với tự do hoá và mở cửa thị trường tài chính quốc gia, các nước đã giảm bớt rào cản hoặc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dòng vốn vào. Quá trình này một mặt có tác dụng tích cực trong việc tạo môi trường trao đổi vốn quốc tế thông thoáng hơn, nhưng cũng gây ra không ít lo ngại. Nhất là ở Việt Nam, khi hoạt động quản lý nhà nước đối với thu nhập cá nhân ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém thì việc xây dựng một hệ thống quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân là vô cùng cần thiết. Kết quả hoạt động của hệ thống này chính là cơ sở để đảm bảo cho việc quyết định áp dụng và thi hành biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được khách quan, toàn diện và triệt để.
Hệ thống quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân gồm có 8 bộ phận:
* Bộ phận 1: Trung tâm phân tích và dự báo giao dịch tài chính thuộc Bộ Tài chính:
- Nhận báo cáo về các giao dịch tài chính của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài chính, tiền tệ và các sòng bạc, các tổ chức kinh doanh xổ số.
- Tổ chức phân tích, xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ; hợp tác, hỗ trợ các cơ quan trong nước, hợp tác trao đổi thông tin
với các đơn vị tình báo tài chính nước ngoài.
- Là đơn vị tình báo tài chính, cung cấp thông tin tình báo (thông tin đã được phân tích) cho các cơ quan chức năng thi hành pháp luật và cơ quan thuế.
* Bộ phận 2: Cơ quan dịch vụ Hải quan:
Hải quan Việt Nam cần có một bộ phận tình báo tài chính, chuyên phân tích các thông tin tài chính, kết hợp và làm việc chặt chẽ với Trung tâm phân tích và dự báo giao dịch tài chính. Cán bộ của Cơ quan dịch vụ hải quan được cấp mã số truy cập vào hệ thống thông tin của Trung tâm phân tích và dự báo giao dịch tài chính để khai thác các dữ liệu về các giao dịch tài chính liên quan.
* Bộ phận 3: Bộ Tư pháp:
Bộ Tư pháp là cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo, đệ trình các chính sách pháp luật liên quan đến tội phạm và xử lý tội phạm, có trách nhiệm dự thảo Luật về báo cáo các giao dịch tài chính.
* Bộ phận 4: Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định Luật tổ chức viện kiểm sát nhân nhân. tham gia ý kiến ngay ở giai đoạn đầu để cho ý kiến về mức độ hoàn chỉnh của hồ sơ, đảm bảo tính hiệu quả và tính kịp thời trong xử lý vụ việc.
* Bộ phận 5: Uỷ ban phòng chống tội phạm:
- Thu thập và phân tích thông tin tình báo tội phạm; xây dựng mạng lưới tình báo tội phạm quốc gia, phối hợp với các cơ quan điều tra và tình báo khác thực hiện điều tra tình báo những
hoạt động phạm tội nguy hiểm.
- Đưa ra những cảnh báo, xu hướng tội phạm chung cho các cơ quan điều tra, đồng thời lập nên những mạng lưới thông tin tội phạm cho các cơ quan điều tra.
* Bộ phận 6: Tổng Cục cảnh sát thuộc Bộ Công an Việt Nam:
Tổng cục cảnh sát phải thường xuyên thu thập và đưa vào cơ sở dữ liệu riêng các thông tin về: đối tác kinh doanh, đăng ký tài sản, đăng ký xe, mã số công ty, mã số nộp thuế, các thông tin từ cơ quan thuế, Hải quan, thương mại.
Để thực hiện chức năng điều tra các vụ án,cảnh sát được quyền sử dụng các công cụ thu thập tin, từ việc yêu cầu cung cấp thông tin, đưa ra lệnh khám trụ sở, khám nhà, tới lệnh tạm giữ tài sản và người.
Cơ sở dữ liệu của Trung tâm phân tích và dự báo giao dịch tài chính được đánh giá là vô cùng hữu ích cho công tác điều tra tội phạm của tổng cục cảnh sát.
* Bộ phận 7: Uỷ ban đầu tư và chứng khoán:
Ủy ban đầu tư và chứng khoán phải có một bộ phận chuyên điều tra tài chính, giúp các văn phòng luật sư và các cơ quan thi hành pháp luật điều tra các vụ án liên quan đến đầu tư trên thị trường vốn của Việt Nam, kiểm soát các hoạt động đầu tư của các đối tượng tham gia trên thị trường vốn Việt Nam.
* Bộ phận 8: Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
- Phổ biến các chính sách và các biện pháp quản lý, kiểm soát giao dịch tài chính đến những doanh nghiệp, công ty, cá nhân là khách hàng của ngân hang nhà nước Việt Nam.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá về những sản phẩm, dịch vụ đã và đang cung cấp cho khách hàng của mình, đồng thời có hệ thống kiểm soát, xác định và xử lý rủi ro rửa tiền khi chúng được phát hiện.
- Dự đoán đánh giá tác động của những thay đổi về chính trị, kinh tế trên thế giới đối với mức độ rủi ro rửa tiền và tài trợ cho khủng bố trong hệ thống của mình, đồng thời cũng có hệ thống đánh giá rủi ro đối với các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc sẽ đưa ra trong tương lai.
- Phân loại khách hàng theo các loại có rủi ro thấp, bình thường và cao. Tương ứng với sự phân loại này là những quy trình, thủ tục về nhận biết khách hàng, theo dõi khách hàng, kiểm soát giao dịch trên tài khoản của khách hàng và tuyên truyền để khách hàng tham gia vào việc phòng chống rửa tiền cùng ngân hàng.
- Nâng cao nhận thức cho chính nhân viên của mình, có đánh giá về trình độ, sắp xếp nhân viên phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả công việc cao và quản trị rủi ro tốt.
KẾT LUẬN
quyết một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản của biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, từ đó giải quyết mối quan hệ giữa biện pháp tư pháp này với hình phạt bổ sung tịch thu tài sản để làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa