CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự việt nam (Trang 58 - 88)

TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

2.1.1. Quy định chung

Yêu cầu đổi mới mọi mặt đời sống đất nước đặt ra nhiệm vụ xem xét để sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985 – bộ luật của thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp – một cách cơ bản, toàn diện nhằm kịp thời thể chế hóa chính sách hình sự của Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng mới, bảo đảm hiệu quả cao của công tác phòng chống tội phạm, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong điều kiện đổi mới và hội nhập. Việc Quốc hội chính thức thông qua BLHS năm 1999 đã đáp ứng được yêu cầu nêu trên.

BLHS mới ra đời là một kết quả của sự kế thừa của cả một hệ thống các nguyên tắc, các chế định đã qua thực tế áp dụng kiểm nghiệm của BLHS năm 1985, đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi nâng cao và phát triển.

Trong BLHS năm 1999, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan trực tiếp đến tội phạm được quy định tại Điều 41:

“ Điều 41: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:

1. Việc tịch thu, sung quỹ Nhà nước được áp dụng đối với:

a, Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b, Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

c, Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước.”[29]

Đây là biện pháp hỗ trợ cho hình phạt, nó không chỉ ngăn chặn người phạm tội thực hiện tội mới mà còn bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản ấy hoặc vì lợi ích chung của xã hội.

Các đối tượng tịch thu mà khoản 1 – Điều 41 BLHS năm 1999 quy định chính là một trong số các vật chứng của tội phạm, căn cứ vào định nghĩa về vật chứng Điều 74 BLTTHS năm

2003: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật chất có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”.

* Về chủ thể áp dụng:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tùy từng giai đoạn mà quyết định áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, không bắt buộc phải có điều kiện riêng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS năm 2003

thì: "Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử…” [31]. Như

vậy, chỉ khi vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra mới được ra quyết định xử lý vật chứng và vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát mới được ra quyết định xử lý vật chứng.

* Về phạm vi áp dụng:

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm áp dụng đối với tất cả những người tham gia tố tụng khi có căn cứ pháp lý do pháp luật hình sự quy định; áp dụng đối với mọi loại tội phạm, cả lỗi cố ý và vô ý; áp dụng trong mọi trường hợp khi có vật, tiền có liên quan đến tội phạm. Biện pháp này có thể được áp dụng độc lập, không bắt buộc phải áp dụng kèm theo hình phạt.

* Về đối tượng tịch thu:

Vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm gồm có vật hoặc tiền là công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm; hoặc thông qua việc thực hiện tội phạm mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; hoặc là vật Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyện, mua bán. Phân tích cụ thể như sau:

- Vật, tiền là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội: Đây là những vật đã được người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện phạm tội [21, tr. 194]. Công cụ, phương tiện thuộc sở hữu của người phạm tôi mà người đó đã dùng vào việc phạm tội sẽ bị

tịch thu sung quỹ nhà nước. Đối với những công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội mà không có giá trị vật chất hoặc giá trị sử dụng thì bị tịch thu và tiêu hủy.

- Vật, tiền có được do phạm tội, hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có. Đó chính là đối tượng của tội phạm, như tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt, vật hối lộ, tiền thu lợi bất chính… Vật hoặc tiền đó sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Đối với những vật mà không có giá trị vật chất hoặc giá trị sử dụng thì bị tịch thu và tiêu hủy.

- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của tội phạm, như ma túy, chất cháy nổ, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng…[21, tr. 194]. Những vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành sẽ bị tịch thu bất kể chúng thuộc sở hữu của ai.

Những vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm mà thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì cũng có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước nếu cá nhân, tổ chức đó có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình vào việc thực hiện tội phạm. Do đó, phải làm rõ hình thức lỗi của chủ sở hữu hợp pháp của vật, tiền đó để áp dụng chính xác biện pháp tư pháp này:

- Nếu chủ sở hữu do lỗi vô ý để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình để thực hiện tội phạm thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó theo quy định tại khoản 2 điều 41 BLHS năm 1999. Trong trường hợp này phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của công dân.

- Nếu chủ sở hữu cố ý để cho người khác sử dụng vật, tiền của mình để phạm tội, thì vật, tiền đó có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước theo khoản 3 điều 41 BLHS năm 1999. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện với vai trò người giúp sức.

So với điều 33 – BLHS năm 1985 thì điều 41 – BLHS năm 1999 chỉ quy định mở rộng thẩm quyền áp dụng biện pháp tư pháp này còn các nội sung còn lại vẫn được bảo nguyên. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là điều 41 – BLHS năm 1999 thể hiện được sự chuẩn chỉ trong ngôn ngữ lập pháp của các nhà làm luật nước ta.

2.1.2. Quy định về việc xác định và xử lý công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội

a) Xác định công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội:

Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội là thuật ngữ được dùng thường xuyên trong luật hình sự, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có khái niệm pháp lý về công cụ, phương tiện phạm tội. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn trong quá trình áp dụng.

Hiện nay, trong các giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo ngành Luật đều có định nghĩa chung về công cụ, phương tiện phạm tội như sau:

“Công cụ phạm tội là đối tượng vật chất mà người phạm tội sử dụng để tác động lên đối tượng tác động qua đó gây thiệt hại cho khách thể; phương tiện phạm tội là dạng cụ thể của công cụ phạm tội.”

Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, việc đánh giá một vật có phải là công cụ, phương tiện phạm tội hay không nói chung không khó. Chúng ta thông qua mối liên hệ giữa người phạm tội với đối tượng tác động cũng như phương pháp thực hiện hành vi phạm tội là có thể nhận biết được một vật có phải

công cụ, phương tiện phạm tội hay không.

b) Xử lý công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội:

Theo quy định của điều 41 BLHS năm 1999 và điều 76 BLTTHS năm 2003 thì xử lý công cụ, phương tiện dùng vào việc

phạm tội gồm có hai trường hợp:

* Trường hợp 1: Trường hợp cộng cụ, phương tiện dùng

vào việc phạm tội thuộc sở hữu của người phạm tội thì tịch thu sung quỹ nhà nước.

* Trường hợp 2: Trường hợp cộng cụ, phương tiện dùng

vào việc phạm tội thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội:

- Nếu xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội:

+ Nếu chủ sở hữu là người không có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tiền bạc, tài sản của mình vào việc phạm tội thì trả lại cho người đó.

+ Nếu chủ sở hữu là người có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện đó vào việc phạm tội thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy.

hợp pháp của công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thì sung quỹ nhà nước.

2.1.3. Quy định về việc xác định và xử lý tài sản do phạm tội mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có

a) Xác định tài sản do phạm tội mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có:

Trong luật hình sự đến nay vẫn chưa có định nghĩa pháp lý về tài sản do phạm tội mà có nên dẫn đến việc xác định phạm vi tài sản có được do phạm một tội phạm cụ thể nào đó gặp nhiều khó khăn.

Tuy chưa có định nghĩa nào về khái niệm này nhưng có thể hiểu tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là vật, tiền bạc là đối tượng của tội phạm hoặc là vật, tiền bạc do mua bán, trao đổi những thứ ấy mà có. Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có cũng có thể là tiền bạc, tài sản được sinh lời từ việc sử dụng tài sản, tiền, bạc vào việc phạm tội hay tài sản, tiền bạc chiếm đoạt được của người khác. Ví dụ: trộm cắp tiền của người khác, sau đó gửi Ngân hàng, số lãi từ khoản tiền gửi này được coi là tiền bạc do phạm tội mà có; dùng tiền trộm cắp được mua vé số và trúng thưởng, khoản tiền trúng số là tài sản do phạm tội mà có; mua bán ma túy có được lợi nhuận, dùng lợi nhuận đó mua bất động sản thì bất động sản là tài sản do phạm tội mà có…

b) Xử lý tài sản do phạm tội mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có:

Điểm b khoản 1 Điều 41 BLHS năm 1999 quy định tịch

chác những thứ ấy mà có.

Trong thực tiễn cũng có trường hợp, kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản của người khác và bán lấy tiền tiêu xài, khi xét xử người bị hại không đòi bồi thường thiệt hại, thì số tiền này cũng được coi là tài sản do phạm tội mà có và cũng được tịch thu sung quỹ Nhà nước.

2.1.4. Quy định về việc xác định và xử lý vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành

a) Xác định vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành:

Danh sách những vật Nhà nước cấm lưu hành được quy định trong danh mục 1 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện (Ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ). Những vật Nhà nước cấm lưu hành gồm có:

- Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của các lực lượng vũ trang.

- Các chất ma túy.

- Một số hóa chất có tính độc hại mạnh.

- Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng. - Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách.

- Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài. - Các loại pháo.

- Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ.

- Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội [16].

b) Xử lý vật thuộc lại Nhà nước cấm lưu hành:

Theo quy định của điều 41 BLHS năm 1999 và điều 76 BLTTHS năm 2003 thì xử lý vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành như sau:

- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành kể cả trực tiếp liên quan hay không liên quan đến tội phạm đều bị tịch thu và tiêu hủy, không phân biệt vật đó thuộc sở hữu của ai, nếu vật đó không có giá trị hoặc nếu không tiêu hủy thì sẽ gây nguy hại cho xã hội, ví dụ như: ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu có nội dung phản động...

- Đối với vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành nhưng có giá trị như vũ khí quân dụng hoặc hàng hóa cấm lưu hành, là những sản vật của tự nhiên như động vật hoang dã quý hiếm, thực vật quý hiếm v.v ... thì lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể tịch thu và tiêu hủy được, mà hiện nay theo quy định hiện hành của pháp luật thì chúng ta phải sung quỹ Nhà nước và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý tương ứng đối với các loại hàng hóa đó, ví dụ như đối với vũ khí quân dụng thì phải thực hiện theo đúng Nghị định số 94/HĐBT ngày 02 tháng 7 năm 1994 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)...

- Đối với vật là tài sản thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành bị người phạm tội chiếm đoạt, sau đó, được mua đi bán lại nhưng

thu hồi được, thì ngoài việc trả lại, bồi thường hoặc tịch thu tài sản đó, số tiền dùng vào việc mua bán trái phép của từng lần (kể cả của người chiếm đoạt) bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quy định tại điểm a hay điểm b Điều 41 BLHS. Để tránh trùng thu, mỗi cầu mua bán chỉ tịch thu một lần ở người bán (nếu người mua đã trả tiền) hoặc ở người mua (nếu người mua chưa trả tiền). 2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM - NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

Để có cơ sở thực tiễn đánh giá một cách toàn diện những ưu điểm cũng như những tồn tại, bất cập trong quy định của pháp luật hình sự về biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện biện pháp này, cần phải có nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tình hình áp dụng nó trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp.

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm cho thấy việc thống kê hình sự về việc áp dụng từng biện pháp tư pháp là không có và cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự việt nam (Trang 58 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)