PHÁT TRIỂN CHIẾN LƢỢC PHÂN ĐOẠ N/ LỰA CHỌ N/ ĐỊNH VỊ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN THỊ TRƢỜNG MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Chiến lược nâng cao phân tích phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 27 - 32)

GIA TĂNG TRÊN THỊ TRƢỜNG MỤC TIÊU

3.1. Phân loại thị trƣờng

- Phân loại theo khu vực địa lý:

+ Khu vực thị trường thành thị chiếm đến 29, 6% dân số cả nước và đang có xu hướng tăng. Mật độ người dân ở thành thị cao nên rất dễ dàng phân phối sản phẩm, cuộc sống hiện đại cùng với cuộc sống nhanh, bận rộn khiến họ thường có xu hướng sử dụng các loại thực phẩm

Quản trị kinh doanh – Đại học Thương Mại

Page 28 khô, thực phẩm đóng hộp. khu vực thị trường thành thị là nơi có thu nhập cao, tiêu dùng các loại sản phẩm đa dạng với các yêu cầu về chất lượng cao, mẫu mã, kiểu dáng đẹp.

+ Khu vực thị trường nông thông chiếm một tỷ lệ cao khoảng 70% dân số cả nước nhưng mức sống của người dân thấp, do họ có thể tự sản xuất ra các loại lương thực, thực phẩm cùng với đố là thói quen sống vốn có từ trước nên họ ít khi sử dụng các loại đồ thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp hơn so với thị trường thành thị. Khu vực thị trường nông thôn là nơi có nhu cầu thu nhập vừa và thấp, đòi hỏi của khách hàng là chất lượng tốt, kiểu dáng không cần đẹp, giá cả phải chăng

+ Khu vực thị trường miền núi chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và là nơi có thu nhập rất thấp, yêu cầu về chất lượng vừa phải, mẫu mã không cần đẹp, nặng nề về khố lượng, giá phải thấp

- Phân loại theo tiêu thức nhân khẩu học + Phân loại theo bình quân thu nhập:

 Nhưng người có thu nhập cao: chiếm khoảng 20% thị trường. Họ là những người có mức sống cao, họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao. Tuy nhiên, thị trường này lại có yêu cầu cao đối với mẫu mã và chất lượng của sản phẩm. Họ là những vị khách “kén và khó chiều” vì vậy để tiếp cận khách hàng ở thị trường này ngoài khâu chuẩn bị sản phẩm hấp dẫn, chất lượng cao và một hệ hống phân phối chắc chắn

 Những người có thu nhập khá trở lên: thị trường này chiếm khoảng khoảng 50-60% cả nước. Thị trường này có mức sống trung bình khá trở nên. Họ là những người yêu cầu không quá cao về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Nhưng đối tượng của thị trường này chú trọng đến tính hợp lý của giá cả. Do đặc điểm về chất lượng cuộc sống và công việc nên họ sử dụng khác nhiều các sản phẩm đóng hộp, hay thực phẩm khô do tính tiện lợi của các sản phẩm này

 Những người có thu nhập thấp: những đối tượng này thường không hay sử dụng các thực phẩm khô hay đồ đóng hộp có mức giá trung bình cao, có chất lượng tốt do hạn chế về khả năng chi trả. Họ cũng không có yêu cầu khắt khe về mẫu mã nhưng lại rất quan tâm đến mức giá của sản phẩm.

Quản trị kinh doanh – Đại học Thương Mại

Page 29  Đối với thị trường trẻ em chiếm đến 25% tổng dân số cả nước là đối tượng khách hàng sửa dụng nhiều các sản phẩm liên quan đến thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô của công ty. Trẻ em thường thích các loại sản phẩm từ thịt đã được thế biến sẵn đặc biệt là xúc xích

 Người lớn (15-59) chiếm đến 66% dân số cả nước một tỉ lệ khá cao. Đây là đối tượng lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên là đối tượng quyết định mua thường hay quan tâm đến chất lượng và thường hiệu. Họ là những người làm việc, năng động với cuộc sống bận rộn vì vậy có nhu cầu cao về các loại thực phẩm đống hộp, thực phẩm khô

 Người già: Chỉ chiếm 9% dân số - một tỷ lệ khá nhỏ họ là những người thích sử dụng các loại thực phẩm tươi sống, tự gia đình chế biến, tốt cho sức khỏe đi cùng với đó là tư tưởng chưa đổi mới do vậy rất ít khi dùng các loại sản phẩm đóng hộp, thực phẩm khô.

3.2. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu

Qua sự phân đoạn thị trường ở trên, Công ty Vissan bắt đầu lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình. Để có các quyết định xác đáng về các đoạn thị trường được lựa chọn cần thực hiện hau nhóm công việc chủ yếu. Thứ nhất, đánh giá sức hấp dẫn của đoạn thị trường. Thứ hai, lựa chọn những đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ phục vụ.

Với mục tiêu thị trường nhắm vào những người ở độ tuổi người lớn từ (15-59) chiếm tỷ lệ khá cao trong khi đó họ là những người có cuộc sông bận rộn, tư tưởng đối mới và thu nhập ở mức khá có thể dễ dàng chấp nhận sản phẩm chế biến sẵn của công ty Vissan. Những người ở độ tuổi này cũng có một phần lớn là các bà mẹ, ông bố do thị hiếu của trẻ em rất thích các loại xúc xích và các loại sản phẩm chế biến sẵn từ thịt có hương vị mới lạ cũng là lý do mà những người ở phân khúc này là thị trường vô cùng tiềm năng cho công ty Vissan.

Quản trị kinh doanh – Đại học Thương Mại

Page 30 3.3.1. Khách hàng mục tiêu:

Theo Tổng cục thống kê, trong năm 2015 người Việt chi 27,6 tỉ USD cho thực phẩm, tăng 50% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định quanh mức 6%/năm, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và lượng dân số đạt gần 100 triệu người khiến thị trường thực phẩm của Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn

Các sản phẩm của VISSAN cung cấp là thực phẩm hướng đến khách hàng tầm trung và trung cao,sử dụng để đáp ứng nhu cầu bản thân hoặc gia đình,bạn bè

3.3.2. Đối thủ cạnh tranh:

Trong lĩnh vực cung cấp thịt tươi, các công ty tới từ Đức, Thái Lan và Nhật Bản đã tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2010. Hiện tại, từ Thái Lan là tập đoàn Charoen Pokphand đang điều hành tới 9 nhà máy sản xuất thịt và thức ăn gia súc ở Việt Nam. Trong số các công ty tới từ Nhật Bản đáng chú ý có sự hiện diện của NHFoods.

Thực phẩm chế biến: VISSAN là công ty có thị phần lớn nhất xấp xỉ 24% ,đối thủ cạnh tranh chủ yếu là thương hiệu Three Lady Cooks của Thái Lan xấp xỉ 17 %. Đặc biệt các đôi thủ cạnh tranh chính các mặt hàng chủ lực :xúc xích có Đức Việt(thuộc tập đoàn Daesang-Hàn Quốc),công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam(thuộc tập đoàn Charoen Pokphand-Thái Lan)

Sau sự kiện MASAN hợp tác VISSAN( chi hơn 1400 tỷ đồng để nắm 14% cổ phần của VISSAN) cho thấy đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các doanh nghiệp vốn nước ngoài còn các doanh nghiệp nội không đủ sức để cạnh tranh với VISSAN

3.3.3. Sự khác biệt

VISSAN có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến thực phẩm tại thị trường Việt Nam,giá trị thương hiệu của VISSAN là rất lớn ở thị trường nội địa khi các sản phẩm đã được người tiêu dùng Việt đón nhận và ghi nhớ.

Hiện nay,vấn đề an toàn thực phẩm là sự quan tâm lớn nhất đối với người tiêu dùng tại Việt Nam,tận dụng thương hiệu uy tín lâu năm,VISSAN tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm

Quản trị kinh doanh – Đại học Thương Mại

Page 31 của mình (đáp ứng các tiêu chuẩn iso 9001,hệ thống quản lý chất lượng HACCP,chỉ bán các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Vietgap) với giá cả hợp lý

Hệ thống phân phối lớn khắp cả nước 3.3.4. Chiến lược Marketing mix

Mục tiêu:

VISSAN-Sức sống mỗi ngày Mỗi ngày trong mọi hoạt động của VISSAN, trong mỗi suy nghĩ và hành động mỗi thành viên VISSAN đều hướng đến mục tiêu mang lại sức sống mới cho cộng đồng. VISSAN đã không ngừng cải tiến công nghệ, công thức chế biến thực sản phẩm tlợn hướng an toàn tuyệt đối, đáp ứng chuỗi giá trị toàn diện từ nguyên liệu sạch đến thành phẩm chất lượng cao sao cho người tiêu dùng có thể trải nghiệm được những sản phẩm giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon độc đáo nhất.

Chính vì lẽ đó, mọi hoạt động của Công ty VISSAN hướng đến lợi ích cộng đồng dựa trên 08 giá trị cốt lõi:

o Niềm tự hào tràn đầy sức sống

o Sự lành mạnh và an toàn vệ sinh thực phẩm

o Tính văn hóa truyền thống ẩm thực

o Tính ngon vị và dinh dưỡng

o Tính đa dạng và phong phú

o Tính tiện lợi

o Tính thân thiện với cộng đồng và môi trường

Quản trị kinh doanh – Đại học Thương Mại

Page 32

Một phần của tài liệu Chiến lược nâng cao phân tích phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)