Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2016 2017 2018
Tỷ Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Số dư trọng Số dư trọng Số dư trọng
(%) (%) (%) Bảo lãnh 574,59 100 688,3 100 812 100 Bảo lãnh bằng tài sản 379,59 65,9 455,47 66,1 563,81 69,4 Bảo lãnh bằng tín chấp 195 34,1 232,83 33,9 248,19 30,6 Bất động sản 457,27 79,5 561,81 81,6 677,5 83,4 Động sản 117,32 20,5 126,49 18,4 134,5 16,6
(Nguồn: báo cáo tín dụng của Vietinbank Bắc Giang giai đoạn 2016-2018)
Qua bảng số liệu ta thấy bảo lãnh bằng tín chấp có xu hướng giảm dần (năm
2016 là 34,1% và năm 2018 là 30,6% trong tổng số dư nợ bảo lãnh) bảo lãnh bằng tài sản có xu hướng tăng ( từ 65,9% lên 69,4%). Trong đó tỷ trọng loại tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm chủ yếu khoảng 79,5% đến 83,4% và động sản có xu hướng giảm dần. Dư nợ cho vay bảo lãnh tăng khá tốt, hơn nữa số tuyệt đối cũng ở mức cao là 812 tỷ đồng trong năm 2018 chứng tỏ ngân hàng đang phát triển khá tốt loại hình này, và nó đem lại hiệu quả tốt trong kinh doanh, góp phần đa dạng hóa các hình thức cho vay và phân tán mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Khách hàng trong cho vay có đảm bảo bằng hình thức này chủ yếu là các công ty cổ phần, công ty TNHH (chiếm tới 92%), hộ sản xuất và các cá nhân ít (chiếm 8%).
Tài sản được dùng để bảo lãnh vay vốn thường là giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như nhà cửa, căn hộ, ngoài ra còn có ô tô các loại… của các cổ đông lớn hoặc của giám đốc, phó giám đốc công ty.
2.2.1.4 Quản lý tài sản đảm bảo tại VietinBank Bắc Giang
Sau khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng thường xuyên, định kỳ việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện tài sản đảm bảo của khách hàng.
Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản thì việc quản lý khá là đơn giản, chuyên viên khách hàng nhận bàn giao hồ sơ từ khách hàng. Biên bản bàn giao hồ sơ tài sản được lập theo mẫu của Vietinbank. Sau đó sẽ thực hiện nhập kho hồ sơ tài sản đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định tại quy trình nhận TSĐB. Ngoài quản lý hồ
sơ, ngân hàng còn phải giám sát việc sử dụng tài sản. Vietinbank Bắc Giang thường chỉ giữ hồ sơ về tài sản, còn tài sản thường do bên thế chấp tự quản lý và họ tiếp tục được sử dụng bình thường, do vậy chuyên viên khách hàng phải thường xuyên xuống xem xét tài sản để phát hiện các trường hợp mua bán trái phép, các trường hợp tài sản bị hư hỏng xuống cấp, các trường hợp xảy ra tranh chấp…để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với tài sản đảm bảo như máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, hàng hóa…thì ngân hàng có kho hàng để chứa tài sản cầm cố hay phải xuống cơ sở để kiểm tra đối với tài sản thể chấp. Tùy thuộc vào các loại động sản, tùy từng khách hàng, loại giao dịch hoặc phương án kinh doanh, dự án đầu tư cụ thể, chuyên viên khách hàng có thể đề xuất các biện pháp quản lý tài sản cho phù hợp.