Hình thức vay vốn Thời gian chờ
Thời gian xét duyệt cấp tín dụng đối với Tối đa 6 ngày khách hàng doanh nghiệp
Thời gian xét duyệt cấp tín dụng đối với Tối đa 4 ngày khách hàng cá nhân
Thời gian xử lý phàn nàn của khách hàng Sau 2 ngày phải có phản pháp xử lý với khách (Nguồn: Phòng tín dụng, Vietinbank – Chi nhánh Bắc Giang)
Nhìn chung thì thời gian chờ phê duyệt và giải quyết hồ sơ tại Chi nhánh được thực hiện một cách hợp lý, cố gắng nhanh chóng nhất có thể để giải ngân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH, thu hút nhiều KH hơn nữa. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì đây cũng là mục tiêu của chi nhánh, phải thực hiện nhanh nhất có thể theo quy định, không để KH chờ nhằm hài lòng KH ở mức cao nhất.
Việc tuân thủ quy định về bảo đảm tiền vay của Vietinbank, Vietinbank – Chi nhánh Bắc Giang cũng đã xây dựng cho mình những quy định riêng đảm bảo hiệu quả, phù hợp tại địa bàn.
Nhằm tại sự minh bạch, giám sát lẫn nhau giữa các khâu trong công tác bảo đảm tiền vay, đối với những trường hợp không bắt buộc phải thành lập Tổ thẩm định, Bộ phận QLKH tự thực hiện đị nh giá tài sản thì thành phần tối thiểu phải từ 02 cán bộ tham gia quá trình thẩm định, bao gồm 01 cán bộ và 01 Lãnh đạo phòng QLKH.
Sau khi định giá, nếu tài sản bảo đảm có giá trị lớn từ 05 tỷ đồng trở lên (trừ tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, hợp đồng tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm do BIDV, tổ chức tín dụng khác phát hành, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Kho bạc), thì Bộ phận QLKH phải đề xuất thành lập Tổ thẩm định để thẩm định tài sản bảo đảm theo quy định.
Thành phần Tổ thẩm định phải bao gồm các thành viên: Tổ trưởng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc QLKH/QLRR và tối thiểu 02 thành viên là lãnh đạo phòng/cán bộ Phòng QLKH/Phòng Giao dịch, lãnh đạo phòng/cán bộ phòng QLRR.
Tổ thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thống nhất, trường hợp các thành viên có
ý kiến không thống nhất thì tại Báo cáo thẩm định giá trị tài sản bảo đảm phải nêu tất cả ý kiến. Trường hợp chênh lệch giữa giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất nhỏ hơn 10% thì Tổ trưởng là người đề xuất giá trị định giá. Trường hợp mức chênh lệch từ 10% trở lên, Tổ định giá trình cấp thẩm quyền thành lập Tổ thẩm định xem xét quyết định.
Trường hợp phải thuê định giá độc lập theo quy định của Vietinbank, Bộ phận QLKH báo cáo cấp thẩm quyền lựa chọn tổ chức có chức năng thẩm định giá để thuê định giá tài sản bảo đảm.
Mắt xích cuối cùng và cũng là chốt chặn những rủi ro có thể xảy ra trước khi cho vay là phòng QTTD. Phòng này chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định. Là bộ phận kiểm tra tính pháp lý của bảo đảm tiền vay trên bề mặt hồ sơ, rà soát khâu soạn thảo và ký kết Hợp đồng thế chấp đảm bảo giảm thiểu thấp nhất những tranh chấp pháp lý có thể xảy ra đối với hồ sơ bảo đảm tiền vay.
2.3.1.2. Chỉ tiêu về điều hành và quy chuẩn của quy trình cho vay
Quy trình cấp tín dụng tại Vietinbank – Bắc Giang thực hiện trên cơ sở quy định phân cấp uỷ quyền của Vietinbank – Bắc Giang và quy trình cấp tín dụng của ngành, phân công cụ thể như sau:
Các Phòng quan hệ khách hàng tại Hội sở chi nhánh và bộ phận quan hệ khách hàng tại các Phòng Giao dịch tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng, hướng dẫn khách hàng bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định. Theo quy trình cấp tín dụng và mức uỷ quyền phán quyết theo từng đối tượng khách hàng. Giám đốc Chi nhánh Vietinbank – Bắc Giang đã phân cấp uỷ quyền đến cấp Phó Giám đốc và Giám đốc các Phòng Giao dịch.
Đối với các khoản vay thuộc mức phán quyết của các Phòng Giao dịch, các Phòng tự xem xét thẩm định khoản vay và quyết định cấp tín dụng theo quy định.
Đối với các khoản vay vượt mức phán quyết của các Phòng Giao dịch và các khoản vay thuộc Phòng Quan hệ khách hàng nhưng trong mức phán quyết của Phó Giám đốc Quan hệ khách hàng thì Phòng Quan hệ khách hàng và các Phòng Giao dịch trình Phó Giám đốc Quan hệ khách hàng.
Đối với các khoản vay vượt mức phán quyết của Phó Giám đốc Quan hệ khách hàng, bắt buộc phải chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý rủi ro có ý kiến và trên cơ sở tờ trình mà Phòng Quan hệ khách hàng và các Phòng Giao dịch đã đề xuất tín dụng đã được Phó giám đốc Quan hệ khách hàng phê duyệt, tờ trình của Phòng quản lý rủi ro tín dụng trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt với điều kiện khoản vay thuộc mức uỷ quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh.
Trong trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, trên cơ sở tờ trình của 2 phòng Quan hệ khách hàng/các Phòng Giao dịch và quản lý rủi ro tín dụng đã có ý kiến của Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng và Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro thì trình Hội đồng tín dụng Chi nhánh xem xét, quyết định.
Trong trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Hội đồng tín dụng Chi nhánh, nếu đưa ra họp hội đồng tín dụng mà hội đồng đồng ý thì trình Vietinbank xem xét quyết định.
Hội đồng tín dụng tại Chi nhánh bao gồm các thành phần sau: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng, Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp, Trưởng phòng Quan hệ khách hàng, Trưởng phòng Quản lý rủi ro, Trưởng phòng Quản trị tín dụng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và thành viên phòng Quản lý rủi ro thư ký hội đồng tín dụng. Ngoài ra có thể mời thêm cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ phòng quản lý rủi ro trực tiếp thẩm định khoản vay nhưng các cán bộ này không biểu quyết ý kiến mà chỉ tham gia ý kiến làm rõ thêm nội dung trong tờ trình.
Đối với quy trình quản trị rủi ro tại Chi nhánh cũng được tách biệt và phân công rõ ràng. Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đã có sự tách biệt độc lập trong quá trình cấp tín dụng từ khâu thẩm định, phê duyệt cho đến khâu giải ngân và thu nợ.
Quy trình phê duyệt này dựa trên nguyên tắc phân chia các chức năng của bộ phận tín dụng thành 03 bộ phận độc lập:
Phòng Quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng. Phòng Quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp xúc với khách hàng, trên cơ sở những yêu cầu của khách hàng, phòng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thông tin, lập báo cáo đề xuất tín dụng và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro.
Phòng Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung. Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tín dụng của phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro thực hiện báo cáo đánh giá rủi ro độc lập, báo cáo phản biện và trình cấp có thẩm quyền (Giám Đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt.
Phòng Quản trị tín dụng: thực hiện chức năng tác nghiệp. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện quá trình giải ngân tín dụng theo các quyết định cấp tín dụng và điều kiện phê duyệt tín dụng. Trên cơ sở kết quả kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ, thực hiện cập nhật thông tin khách hàng, thông tin khoản vay vào hệ thống SIBS theo quy định hiện hành của Vietinbank – Bắc Giang.
2.3.1.3. Uy tín của ngân hàng
Ngày 27/6/2018, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố danh sách Top 10 Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam uy tín năm 2018. VietinBank được xếp ở vị trí thứ 2.
Bảng Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2018 là kết quả nghiên cứu độc lập, khách quan của Vietnam Report. Uy tín của các ngân hàng được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính:
(1) Năng lực và hiệu quả tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu...)
- Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về ngân hàng trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.
Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về ngân hàng được đăng tải trên các kênh chuyên ngành tài chính trong thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 5/2018.
- Điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng; khảo sát nhóm chuyên gia tài chính về vị thế và uy tín của các ngân hàng trong ngành và điều tra khảo sát về tình hình của các ngân hàng được thực hiện trong tháng 5/2018 về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm...
Kết quả khảo sát các ngân hàng do Vietnam Report thực hiện cho thấy: Trong năm 2018, Ngành Ngân hàng lạc quan với triển vọng tăng trưởng. 100% NHTM tham gia khảo sát tháng 5 vừa qua kỳ vọng tốc độ tăng trưởng toàn ngành ngân hàng sẽ đạt trên 10%.
Tại Vietinbank – chi nhánh Bắc Giang, khi khách hàng có bất kỳ một khiếu nại hay bày tỏ sự không đồng ý với cách làm việc hay thái độ của một cá nhân hay bộ phận nào của ngân hàng, khách hàng có thể đến phòng TCHC để được tiếp nhận và hướng dẫn xử lý. Bên cạnh đó, Ban giám đốc cũng phân công lãnh đạo phụ trách về từng mãng nghiệp vụ, những khiếu nại liên quan đến mãng bảo đảm tiền vay sẽ được phó giám đốc QLKH xử lý trực tiếp. Chính vì vậy trong những năm qua uy tín của Vietinbank luôn được khẳng định.
Phòng QLRR là đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho lãnh đạo xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc Chi nhánh theo quy định của pháp luật và của Vietinbank.
Theo ghi nhận của phòng QLRR thì trong giai đoạn 2016-2018, chưa ghi nhận trường hợp khiếu nại nào của khách hàng về công tác bảo đảm tiền vay tại các phòng ban liên quan của Vietinbank – chi nhánh Bắc Giang .
2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
2.3.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Để đánh giá hiệu quả hoạt động đảm bảo tiền vay tại Vietinbank Bắc Giang yêu cầu rất nhiều chỉ tiêu, trong đó một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ lệ nợ quá hạn.
Từ bảng số liệu bên dưới có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank – Bắc Giang luôn ở mức cao trong 3 năm (trên 5% theo quy định của NHNN Việt Nam.)
Trong năm 2018 tổng dư nợ và nợ quá hạn của Vietinbank – Bắc Giang đều tăng, tổng dư nợ năm 2018 tăng 49,77% so với năm 2016 trong khi đó nợ quá hạn năm 2018 tăng đến 83,44% so với năm 2016. Tốc độ tăng của tổng dư nợ ít hơn so với tốc độ tăng nợ quá hạn, do đó tỷ lệ nợ quá hạn tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2018 là 17,83% nằm trong khoảng 15%-20% được coi là quá cao, báo động đỏ, nguy cơ khủng hoảng rất lớn. Nguyên nhân là do năm 2018 được đánh giá là năm mà nền kinh tế nước ta đã rơi xuống đáy của khủng hoảng. Chính vì vậy, nhiều khó khăn đã khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2018 là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước. Tình hình tài chính thế giới bị khủng hoảng, lạm phát tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ hàng chậm, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ ngân hàng. Một phần nữa cũng là do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ các cán bộ còn chưa được đồng bộ cho nên khả năng thẩm định tín dụng và nắm bắt thông tin còn chưa tốt có nhiều bất cập, chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng chưa có những kinh nghiệm đối phó với biến động của thị trường. Chính vì vậy việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi đã giải ngân xong còn lỏng lẻo.