1.3.1. Nhân tố chủ quan
a. Về phía ngân hàng
Chất lượng thẩm định của ngân hàng
Khả năng thu thập thông tin, thẩm định khách hàng, việc đánh giá khách hàng dựa trên khả năng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn. Kết quả thẩm định chỉ có ý nghĩa khi các thông tin về tư cách pháp lý, tình hình tài chính , nhu cầu sử dụng vốn vay, là đáng tin cậy, đầy đủ, chính xác. Bởi vậy, đa dạng hóa các kênh thông tin về khách hàng, các quy định pháp lý liên quan đến cung cấp thông tin, kiểm toán ảnh hưởng lớn đến hình thức ĐBTV .
Khả năng đánh giá chất lượng dự án đầu tư và môi trường kinh doanh của người vay, hiệu quả hoạt động của dự án quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Một dự án có khả thi trong thực tế, có dòng tiền đủ đảm bảo khả năng thanh toán là một đảm bảo vững chắc để ngân hàng có thể thu hồi vốn vay, vì vậy kết quả và chất lượng của việc thẩm định dự án vay vốn là cơ sở quyết định hình thức ĐBTV của ngân hàng. Nếu ngân cho vay không có TSĐB mà chỉ dựa trên uy tín của khách hàng thì công tác thẩm định lại càng mang ý nghĩa quan trọng hơn.
Chất lượng công tác định giá tài sản đảm bảo của ngân hàng
Các NHTM nước ngoài khi xem xét cho vay đối với khách hàng, điều họ quan tâm hàng đầu là hiệu quả của dự án đầu tư, tiếp đến là năng lực quản lý và khả năng tài chính của chủ dự án. Nhưng đối với NHTM Việt Nam thì do sự thiếu thông tin và thông tin từ chủ đầu tư không chính xác nên TSĐB được xem như là yếu tố hàng
đầu dẫn đến quyết định cho vay hay không. Nên công tác thẩm định TSĐB mang nghĩa rất quan trọng trong khâu thẩm định trước khi có quyết định cho vay. Việc thẩm định có thể do nhân viên ngân hàng tự thẩm đinh hoặc do thuê ngoài. Việc định giá phải dựa trên cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tế đảm bảo tính khách quan, minh bạch và chính xác. [16,tr.16]
Chất lượng công tác xử lý tài sản đảm bảo
Xử lý TSĐB là trường hợp bất khả kháng. Căn cứ vào điều khoản xử lý TSĐB đã thỏa thuận trong hợp đồng, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất là việc thu hồi tài sản nếu như khách hàng không có thiện chí. Hoặc nếu như TSĐB không được thẩm định kỹ, giá trị bị giảm so với giá trị thị trường, khả năng thanh khoản thấp thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi hết số nợ và thời gian thu nợ.
Chất lượng nhân viên ngân hàng
Yếu tố con người là yếu tố căn bản tạo nên hiệu quả hoạt động, tạo nên sự thành công hay thất bại. Với đội ngũ con người có đủ trình độ và phẩm chất đạo đức, NHTM có thể kịp thời nắm bắt những tình huống không thuận lợi phát sinh, dự trù giải pháp đối phó với những rủi ro tiềm ẩn để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
Chất lượng của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định, định giá, quản lý và xử lý TSĐB. Một ngân hàng nếu có đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, có kiến thức và kinh nghiệm, am hiểu pháp luật thì sẽ có khả năng phân tích, đánh giá về TSĐB chính xác hơn và không bị khách hàng đánh lừa. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên nắm bắt tình hình thị trường nhằm giúp cho việc định giá TSĐB cũng như việc xử lý tài sản, không làm cho ngân hàng bị thua thiệt. Do đặc thù có hoạt động tín dụng liên quan đến mọi ngành nghề nên trình độ cán bộ tín dụng phải được hiểu là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ hiểu biết về chính trị, kinh tế, xã hội.
Ngoài kiến thức và năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác ĐBTV. Nếu nhân viên có
gian lận trong việc cho vay thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay từ đó làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng.
b. Về phía khách hàng
Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng
Tính trung thực, tư cách đạo đức của khách hàng vay cũng có tác động đến hiệu quả của ĐBTV. Trong nhiều trường hợp khách hàng lập hồ sơ giả đề lừa đảo ngân hàng như: Báo các tài chính không trung thực, giả mạo chứng từ liên quan, đặc biệt
đối với khách hàng có kinh nghiệm làm hồ sơ vay thì ngân hàng gặp rủi ro cao và làm cho vấn đề ĐBTV không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy đề đạt hiệu quả của công tác ĐBTV thì ngân hàng phải lựa chọn để tìm được những khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạt động sản xuất đạt kết quả tốt.
Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích
Một trong những nguyên tắc tín dụng là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích như khách hàng sử dụng vốn không đúng với phương án vay, không đúng đối tượng… Nguyên nhân dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ hay trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng
Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Muốn nâng cao chất lượng ĐBTV, việc tìm hiểu xử lý khó khăn trước, trong và sau quá trình cho vay luôn được đặt ra cho ngân hàng. Các ngân hàng cần phải phối hợp thực hiện với khách hàng một cách chặt chẽ để tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra biện pháp cho vay tiếp để thoát khỏi khó khăn hay ngừng việc cho vay.Công việc trên sẽ giúp cả ngân hàng và khách hàng thuận lợi.
Vì vậy, việc lưa chọn và tìm ra khách hàng có khả năng tài chính thật sự, năng lực pháp lý, đạo đức tốt giúp ngân hàng đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp chịu sự giám sát chặt chẽ nhất trong các loại hình doanh nghiệp, bởi tình trạng hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung. Chính vì vậy, các hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt các quy định về ĐBTV. Nếu hệ thống văn bản quy định đầy đủ và phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng thì không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn thỏa mãn được nhu cầu vốn của các chủ thể trong xã hôi, qua đó có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại, các quy định ĐBTV quá chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của nền kinh tế.
Ngoài ra, sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát, chính sách thuế, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, lãi suất….cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Một khoản vay dường như rất tốt trên giấy tờ nhưng có thể giá trị của nó bị sụt giảm do doanh thu hay thu nhập của khách hàng giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc do lãi suất tăng cao trước sức ép của lạm phát, và vì vậy hoạt động ĐBTV cũng bị ảnh hưởng.
Tiểu kết chương 1
Như vậy qua chương 1, tác giả đã nếu được những vấn đề lý luận cơ bản về công tác đảm bảo tiền vay trong ngân hàng thương mại, qua đó thấy được tầm quan trọng của công tác này đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.
Xét trên các chức năng chính của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, nó là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, và nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay là một khâu quan trọng trong quy trình cấp tín dụng, nó phân nhóm từng đối tượng khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau để có những chính sách bảo đảm tiền vay thích hợp đối với từng nhóm, từng đối tượng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, bảo đảm ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. Quy trình nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay còn giữ vai trò quan trọng trong
việc nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần trong việc nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC GIANG 2.1. Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Giang
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng). Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).
Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệmCó. 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quảnlý Quỹ,Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là
Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chếtàichínhtại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đồng thời là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
2.1.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang
VietinBank Bắc Giang có trụ sở tại số 45 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Hiện nay cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm: Hội sở chính, 7 phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm đặt tại những nơi tập trung dân cư và kinh tế phát triển thuân lợi cho việc huy động vốn cũng như cho vay. Hoạt động chủ yếu của Vietinbank Bắc Giang là huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để cho các tổ chức kinh tế và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh doanh, dịch vụ vay và thực hiện các nghiệp vụ thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ cho phép.
Với thuận lợi nằm tại vị trí đông đúc dân cư, Vietinbank Bắc Giang đã tiếp cận và đáp ứng những nhu cầu về tài chính của nhiều doanh nghiệp và cá nhân cư trú trên địa bàn và các khu lân cận. Vietinbank Bắc Giang luôn luôn đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được đề ra, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của toàn hệ thống. Vietinbank Bắc Giang không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thường xuyên được chọn là chi nhánh xuất sắc trong toàn hệ thống.
2.1.2.1. Các lĩnh vực hoạt động chính của Vietinbank Bắc Giang:
-Huy động vốn. -Hoạt động tín dụng.
-Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Các hoạt động khác: góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính,
tiền tệ cho khách hàng; bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác; thực hiện nghiệp vụ khai thác tài sản; kinh doanh chứng khoán.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Bắc Giang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Bắc Giang
(Nguồn: Quy chế tổ chức và hoạt động của NHCT)
Quá trình hình thành và phát triển: Tiền thân là Ngân hàng thịxã Bắc Giang, năm 1988 tách ra thành Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Bắc Giang. Hiện tại Chi nhánh có 1 Hội sở chính với các phòng chức năng: P. Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Kế toán; Phòng Tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổ
chức Hành Chính, Phòng Tổng hợp và 7 phòng giao dich trong đó có 4 phòng trong
địa bàn thành phố, 3 phòng tại các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hòa.
Phòng tổ chức hành chính
-Quản lý hồ sơ nhân sự và thực hiện công việc tuyển dụng, đào tạo.
-Quản lý hồ sơ tiền lương và thực hiện các nghiệp vụ về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác dành cho người lao động.
-Tổ chức và giám sát việc thực hiện các nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
- Chủ động tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới, thiết lập, chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên với các KHDN; Nghiên cứu, đề xuất định hướng ngành mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu của CN trong từng thời kỳ;
- Đầu mối tiếp xúc KHDN, chào bán toàn bộ SPDV của NHCT và bán chéo SPDV của NHCT (bao gồm các sản phẩm dịch vụ thẻ/DVNHĐT, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng đầu tư…);
Phòng bán lẻ
-Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của NHCT.
- Tìm hiểu thông tin khách hàng, khai thác các nhu cầu tài chính của khách hàng nhằm tư vấn và cung cấp các gói SPDV cũng như giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng;
Phòng kế toán
Hỗ trợ và chuyển giao khách hàng sang Phòng Bán lẻ để bán/bán chéo sản phẩm dịch vụ bán lẻ của NHCT;
- Tiếp nhận chứng từ, kiểm soát và hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các giao dịch tài chính liên quan đến khách hàng đúng chế độ kế toán: Gửi tiền, rút tiền, các giao dịch thu/trả các lãi/phí đối với từng loại tài khoản của khách hàng, từng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, các giao dịch mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ ngân hàng điện tử…;
Phòng tổng hợp
- Theo dõi, đôn đốc, đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại CN. Thực hiện báo cáo, lưu giữ hồ sơ liên quan đến các sai sót, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại CN;
-Tham mưu cho Ban giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, tình hình biến động của thị trường lãi suất.
- Quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... của CN tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển theo đúng các quy định của NHNN và NHCT;
Nhận xét: Các phòng ban được sắp xếp linh hoạt, không bị chồng chéo hay vướng mắc ở bất kỳ khâu nào, đồng thời cũng có quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau