Các vấn đề môi trường cần quan tâm 6.3.1 Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu NHỮNG KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẦM, ĐỒ UỐNG VÀ SỮA ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK (Trang 39 - 44)

6. ÁP DỤNG BAT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

63.3Các vấn đề môi trường cần quan tâm 6.3.1 Tác động đến môi trường không khí

6.3.1 Tác động đến môi trường không khí

Khí thải lò hơi

Để cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất, nhà máy sữa Việt Nam sử dụng 2 lò hơi, công suất 10 tấn/ giờ chạy dầu FO. Quá trình đốt cháy nhiên liệu do hoạt động của lò hơi sẽ phát minh các khí thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: bụi, SO2, NOx, CO, Hydrocacbon…trong đó thành phần khí thải đáng quan tâm nhất do quá trình sử dụng dầu FO là bụi, SO2, và NO2.

TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) (1) Tải lượng ô nhiễm (kg/h) nhiễm mg/mNồng độ ô 3 QCVN 19:2009 – cột B, Kv = 1; Kp = 1 1 Bụi 0,71 0,107 73,648 200 2 SO2 20 S 0,151 103,730 500 3 NOX 9,62 1,453 997,879 850 4 CO 2,19 0,331 227,168 1.000 5 THC 9,97 1,506 1,034,184 -

Để ổn định cho hoạt động của nhà máy trong trường hợp lưới điện có sự cố, chủ đầu tư sử dụng 5 máy phát điện dự phòng công suất 3.200KVA chạy bằng dầu DO, được sử dụng trong trường hợp mất điện. nhiên liệu là dầu DO, ước tính lượng dầu DO sử dụng trong quá trình chạy 1 máy phát điện có công suất 3.200KVA khoảng 625 lít/h. Quá trình đốt cháy nhiên liệu DO do hoạt động của máy phát điện cũng sẽ phát sinh các khí thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường như bụi, SO2, NOx, CO, Hydrocarbon... tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng dầu FO.

Bảng 6.1 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện

Nguồn: - Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, 1993

Khí thải, mùi hôi từ khu vực trạm xử lý nước thải tập trung

Mùi hôi từ trạm xử lý nước thải tập trung phát sinh chủ yếu từ các đơn nguyên mà tại đó có xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí. Các đơn nguyên có khả năng phát sinh mùi hôi như: bể gom, bể điều hòa… Thành phần của các hơi khí độc hại này rất đa dạng như NH3, H2S, CH4… trong đó, H2S và Mercaptane là các chất gây mùi hôi chính, còn CH4 là chất gây cháy nổ.

Tác động đến môi trường nước

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của Nhà máy sữa Việt Nam sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhà máy đã có hệ thống thu gom và thoát nước mưa hoàn chỉnh. Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông được lọc rác có kích thước lớn bằng các tấm lưới thép hoặc các song chắn rác tại các

hố ga trước khi chảy vào hệ thống cống thoát nước mưa của khu công nghiệp Mỹ Phước II.

Nước sinh hoạt

Tổng lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt của 1000 cán bộ công nhân viên trong quá trình hoạt động của dự án là 137,5 m3/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ước tính bằng 80% lượng nước cấp tương đương là 137,5 m3/ngày x 80% = 110

m3/ngày.

Nước thải sản xuất

Căn cứ trên hiện trạng và quy trình sản xuất của nhà máy, nguồn phát sinh nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh trong giai đoạn vệ sinh bồn chứa sữa, quá trình xả thải nước thải từ khu vực lò hơi và hệ thống xử lý khí thải lò hơi và máy phát điện.

Lượng nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh bồn chứa, máy móc thiết bị

Như đã trình bày trong chương 1, lượng nước cấp cho quá trình vệ sinh bồn chứa và máy móc thiết bị của dự án là 5.760 m3/ngày.

Toàn bộ lượng nước sau khi vệ sinh bồn chứa này sẽ trở thành nước thải và được dẫn về trạm xử

lý nước thải của dự án. Như vậy, lưu lượng nước thải phát sinh từ nguồn này là 5.760 m3/ngày.

Tham khảo số liệu thực tế từ các nhà máy sữa của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy Sữa Dielac, thành phần các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất như sau:

Bảng 6.2.Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vệ sinh bồn chứa sữa

T T

Chất ô nhiễm

Nồng độ (mg/L)

Nhà máy sữa Dielac Nhà máy sữa Thống Nhất

1 pH 5,93 4,9

2 SS 198 400 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 BOD5 607 568

4 COD 988 827

Lượng nước thải phát sinh từ xả đáy lò hơi

Nhà máy sử dụng 03 lò hơi 10 tấn (02 hoạt động và 01 dự phòng) vận hành liên tục 24h/ngày (3ca). Việc xả đáy (xả cáu cặn) cho lò hơi được thực hiện liên tục. Tổng lượng nước xả đấy lò hơi bằng 3% tổng lượng nước cấp cho lò hơi hàng

ngày: 480m3/ngày x 3% = 14,4m3/ngày.

Lượng nước thải phát sinh từ hệ thống tháp giải nhiệt (từ tháp giải nhiệt và từ quá trình giải nhiệt của hệ thống xử lý khí thải lò hơi)

Như tính toán ở trên tổng lượng nước cấp cho hệ thống tháp giải nhiệt của toàn nhà máy là 696m3/ngày. Theo nguyên tắc hoạt động của tháp giải nhiệt hầu như toàn bộ lượng nước này sẽ được tuần hoàn, chỉ một phần nhỏ được xả ra từ quá trình xả cặn. lượng nước này ước tính chiếm khoảng 3% tổng lượng nước cấp vào hằng ngày cho hệ thống, tương đương 696m3/ngày x 3%

=20,88m3/ngày.

Lượng nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh các khu vực trong nhà máy và từ quá trình vệ sinh bồn sữa (chứa nguyên liệu sữa ban đầu): như tính toán trong chương 1, tổng lượng nước cần cho quá trình này là 10m3/ngày. Và toàn bộ lượng nước cấp này sau khi vệ sinh sẽ trở thành nước thải và được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Vậy lượng nước thải phát sinh từ nguồn này là: 10m3/ngày.

Lượng nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi: hệ thống xử lý khí thải lò hơi được áp dụng bằng phương pháp hấp thụ, dung dịch hấp thụ khí thải này là NaOH vì vậy quá trình xử lý này không phát sinh nước thải mà phát sinh một lượng NaOH (lượng NaOH này sẽ được thải ra sau một thời gian tuần hoàn). Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý này chủ yếu trong quá trình giải nhiệt và được tính toán ở phần trên.

Đánh giá chung:

Với những tính toán trên, có thể rút ra các kết luận sau: Tổng lưu lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy khoảng 5.915,28 m3/ngày

TT T Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ chất ô nhiễm QCVN 24:2009/BTNMT, cột A, Kf = 0,9, Kq = 1 1 pH - 4,5 – 11,5 6 – 9 2 BOD5 mg/l 800 – 1.200 18 3 COD mg/l 1.800 – 2.200 27 4 TSS mg/l 400 – 600 45 5 Tổng N mg/l 30 – 40 13,5 6 Tổng P mg/l 10 – 15 3,6 7 Dầu động thực vật mg/l 60 – 70 9 8 Tổng Coliforms MPN/100ml 23.105 3.000

Tác động đến môi trường do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt:

Tổng lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy trong giai đoạn này là khoảng 1.000 người. Tiêu chuẩn phát thải rác sinh hoạt là 0,5 kg/người.ngày. Như vậy, lượng rác sinh hoạt phát sinh từ nguồn này ước tính khoảng 500 kg/ngày. Thành phần của loại chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là thực phẩm dư thừa, lon đồ hợp, giấy vụn, nylon...

Chất thải công nghiệp không nguy hại:

Thành phần và chủng loại các chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6.4 Thành phần chất thải công nghiệp không nguy hại của nhà máy

T T

Chủng loại

Chi tiết Công đoạn phát sinh Đơn vị Khối lượng 1

Giấy

Thùng carton Nhập hàng; đóng gói kg/tháng 100

2 Hộp giấy Vô hộp, đóng gói kg/tháng 100

3 Giấy vụn Nhập hàng; đóng gói kg/tháng 20

4 Bao Bao bì bị hư hỏng

Nhập hàng; đóng gói kg/tháng 300

Lưu trữ kg/tháng 15

5 Nylon Dây nilon, bao nylon Nhập hàng, đóng gói kg/tháng 30 6 Sữa Sữa quá hạn sử dụng Lưu trữ Lít/tháng 50 7 Bột sữa Bột sữa quá hạn sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng

Lưu trữ, nhập kho Kg/tháng 5 - 10 8 Hương

liệu

Hương liệu quá hạn sử dụng Lưu trữ, nhập kho Kg/tháng 5 - 10 9 Bánh bùn Bùn đã ép tại máy ép bùn

Một phần của tài liệu NHỮNG KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẦM, ĐỒ UỐNG VÀ SỮA ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK (Trang 39 - 44)