Các kỹ thuật để xem xét để áp dụng BAT

Một phần của tài liệu NHỮNG KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẦM, ĐỒ UỐNG VÀ SỮA ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK (Trang 34 - 38)

5.1. Tách riêng các dòng thải để tối ưu hóa việc sử dụng, tái sử dụng, phục hồi, tái chế và thải bỏ phục hồi, tái chế và thải bỏ

Dù dòng thải có nhằm mục đích sử dụng để sản xuất hay không, đều có thể được phân loại để tối ưu và dễ dàng hơn trong việc sử dụng, sử dụng lại, tái sinh, tái chế và thải bỏ. Việc này sẽ giảm nhu cầu sử dụng và ô nhiễm nước. Phân loại dòng thải có thể được thực hiện thủ công hoặc cơ học. Những dòng thải này có thể gồm: nguyên liệu thải bỏ, phôi bào và những sản phẩm không đạt chuẩn.

Trong ngành chế biến sữa, những biện pháp sau có thể được áp dung: - Thu gom các nguyên liệu rò rỉ và chảy tràn;

- Không để CTR phát sinh từ quá trình ly tâm thải vào dòng nước thải; - Thu gom nước rửa từ các bể chứa sữa chua;

5.2. Sử dụng lại và tái chế nước trong các nhà máy chế biến sữa

Nước giải nhiệt, nước ngưng tụ phát sinh từ quá trình bay hơi và sấy và nước vệ sinh có thể được sử dụng lại trong các nhà máy chế biến sữa.

Tránh làm ô nhiễm nước ngưng tụ sẽ làm tăng tối đa tiềm năng sử dụng lại nước, đôi khi không cần phải có bất kỳ biện pháp xử lý nào để sử dụng lượng nước này. Nước ngưng tụ sạch nhất có thể thích hợp sử dụng cho nước đầu vào của lò hơi.

Một nhà máy sữa ở Anh chế biến 2500 tấn sữa/ngày đã thu lại toàn bộ nước ngưng tụ từ quá trình bay hơi, lượng nước được dẫn vào nguồn cung nước sạch sau khi sử lý bằng lọc RO và khử trung. Lượng nước bay hơi khoảng 2000 m3/ngày, chiểm khoảng 10% lượng nước thải dẫn về hệ thống XLNT. Trước khi được xử lý, hơi nước ngưng tụ còn ấm được được sử dụng làm nóng sơ bộ sữa đầu vào.

Sử dụng công nghệ màng lọc trong sản xuất nước nước tạo ra những sản phẩm phụ có giá trị như protein nước sữa cô đặc và đường sữa cô đặc. Khi lắp đặt thêm công đoạn lọc RO, nước khử khoáng sinh ra có thể sử dụng thích hợp cho nước đầu vào lò hơi và màng lọc CIP. Hình 4.68 mô tả chi tiết dòng sản phẩm phát sinh từ việc sử dụng công nghệ này.

5.3. Sấy hai giai đoạn trong sản xuất sữa bột

Sau khi các vật liệu khô trong sữa được cô đặc từ 11% đến 50 – 60% ở các dàn bay hơi, sữa cô đặc có thể được khô hơn nữa đến 95 – 97%. Máy sấy phun hay máy sấy trục lăn có thể được sử dụng trong sản xuất sữa bột. Mặc dù máy sấy trục lăn có thể được sử dụng trong ngành chế biến sữa và đôi khi hữu dụng cho một sản phẩm chuyên biệt nào đó, máy sấy phun xuôi dòng kết hợp với thiết bị sấy tầng sôi ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nguyên nhân là do hệ thống này sử dụng ít năng lượng hơn, căn bản là không phát sinh bụi và do giảm việc sốc nhiệt.

Quy trình sấy phun xuôi dòng kết hợp với thiết bị sấy tầng sôi được được là sấy hai giai đoạn. Hình 4.66 quy trình sấy 2 giai đoạn vận hành bằng cách sử dụng một máy sấy phun với vòi phun xoay tròn và một hệ thống sấy tầng sôi gắn ngoài. Dòng khí đầu ra được lọc bởi lọc CIP bao gồm hệ thống lọc hình ống không có cyclone.

Hình 4.66: Quy trình sấy 2 giai đoạn ở nhà máy chế biến sữa quy mô lớn Lợi ích môi trường: giảm sử dụng nước và năng lượng. Giảm phát sinh bụi.

5.4. Tái sử dụng nước làm mát (nước sau tháp giải nhiệt) để làm sạch

Làm sạch là một quá trình tiêu tốn nước nhất trong ngành sữa và tiết kiệm là cần thiết trong khu vực này. Nhiều hoạt động sản xuất liên quan đến việc

làm mát bằng nước lạnh trong bộ trao đổi nhiệt,và kết quả là nước làm mát. Thông thường nước làm mát trong quá trình sản xuất sẽ được tái sử dụng để làm sạch, chủ yếu để làm sạch bồn sữa. nói chung nước làm mát co thể sử dụng nội bộ trong nhà máy, bất kể nhiệt độ của nó. Trong ngành chế biến sữa, nước trên 50 độ có thể được tái sử dụng cho việc làm sạch bồn sữa hoặc cho hệ thống CIP

Lợi ích môi trường:

Tiết kiệm nước và năng lượng phụ thuộc vào việc tái sử dụng nước làm mát và nhiệt độ của nó.

5.5 Trường hợp nghiên cứu điển hình trong việc quản lý môi trường trong ngành sữa ngành sữa

Ví dụ sản xuất 1,2 triệu lít sữa, 200 tấn yoghurt và 15 tấn phomat mỗi tuần, cân bằng lượng sữa trong sản xuất sữa tiệt trùng, sữa UHT và kem, nước thải được thải ra HTXLNT. Các nhà quản lý quyết định nâng cấp HTXLNT hiện có. Ước tính chi phí xử lý nước thải giảm đi một nửa thông qua giới thiệu và vận hành quá trình kỹ thuật để giảm thiểu nước thải và ô nhiễm.

Tất cả các nhân viên phải tham gia các hoạt động sau:

- Đối với phomat, sữa phải được chọn lọc từ vật nuôi tốt, xem phần (4.7.5.14.4), số lượng bồn chứa phải tăng lên để lọc cặn của sữa và sữa chua, mỗi bồn phải được trang bị mức báo động cao nhất (xem phần 4.1.8.3)

- Đường ống dẫn sữa chua được đổi bằng cách kết hợp co nối 135 độ để cải thiện hệ thống thoát nước (xem phần 4.1.3.1)

- Tăng thời gian thoát nước trong thùng sữa chua rống thêm 5 phút

- Yêu cầu phải gom hết chất thải của sữa chua và trái cây trong quá trình sản xuất sữa, làm thức ăn cho động vật (xem phần 4.1.7.6 và 4.1.7.7)

Lợi ích môi trường: Giảm thiểu lượng nước thải và nồng độ ô nhiễm, như COD…

Một phần của tài liệu NHỮNG KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẦM, ĐỒ UỐNG VÀ SỮA ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK (Trang 34 - 38)