KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 33 - 34)

4.1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu và nhân nhanh cây Đinh lăng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật trên môi trường cơ bản có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng khác nhau tôi rút ra một số kết luận sau:

Môi trường MS 1/4 có bổ sung 2mg/l BAP + nước dừa + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8 là môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của chồ Đinh lăng (Polyscias fruticosa) in vitro.

Với nồng độ 15% nước dừa giúp chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2mg/l BAP + 15% nước dừa + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8.

Với nồng độ GA3 2mg/l giúp chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2 BAP + 15% nước dừa + 2mg/l GA3 + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8.

Với nồng độ Kinetin 2mg/l giúp chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2 BAP + 15% nước dừa + 2mg/l Kinetin + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8.

4.2. Đề nghị

Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khi bổ sung kết hợp với các chất hữu cơ đến khả năng nhân nhanh chồi Đinh lăng.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại Auxin đến khả năng hình thành rễ của cây đinh lăng nuôi cấy in vitro, nhàm hoàn thiện quy trình nhân nhanh cây Đinh lăng.

Nghiên cứu ảnh hưởng giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con in vitro ở vườn ươm.

28

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương,Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mái,Phạm Kim Mãn, Đàm Thị Như, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc, Tập I, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Trang 793-796

[2] Ngô Xuân Bình, Bùi Bảo Hoàn, Nguyễn Thúy Hòa (2003), Giáo trình công nghệ sinh học. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[3] Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nghị, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cấy trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[4] Phạm Hoàng Hộ (1999), Quyển II, Cây cỏ Viêt Nam, Nxb Trẻ, Trang 516- 518.

[5] Trần Thị Lệ, Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Triêu Hà (2008), Giáo trình Công nghệ sinh học thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[6] Ngô Ứng Long (1985), “So sánh tác dụng tăng lực và sinh thích nghi của Đinh lăng Polycias frusticosa L. Harms, Chân chim và Eleuterococ”, Tạp trí Dược liệu, Tập 2, (Số 1), Trang 24-27.

[7] Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vi ̣thuốc Viêt Nam, Nxb Y học. Trang 828-830.

[8] Trần Công Luận (1996), “Phân lập và xác đinh cấu trúc hợp chất polyacetylen trong lá Đinh lăng (Polyscias Fruticosa (L.) Harms. Araliaceae)”

[9] Jean W. H., Yong., Liya G., Yan F. N., Swee N. T. - The Chemical Composition and Biological Properties of Coconut (Cocos nucifera L.) Water, Molecules 14 (2009) 5144- 5164.

[10] George E. F., Hall M. A., and De Klerk G. J. - Plant Propagation by Tissue Culture. Springer, Dordrecht, The Netherlands 1 (2008) 501.

[11] Yong J. W. H., Ge L., Ng Y. F., Tan S. N. - The chemical composition abd biology properties of coconut (Cocos mucifera L.) water, Molecules 14 (2009) 5144- 5164.

[12] Shantz E. M., Steward F. C. - Coconut milk factor: The growth promoting substance in coconut milk, J. Amer. Chem. Soc. 74 (1952) 6133-6135.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)