Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại môi trường lên sự sinh trưởng và

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại môi trường lên sự sinh trưởng và

và phát triển của cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

Mục đích của thí nghiệm này là khảo sát ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng nhân nhanh chồi, chiều cao và số lá của cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

Việc xác định được môi trường nuôi cấy thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một vấn đề cần được khảo sát trong suốt quá trình nuôi cấy in vitro. Các chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) có chiều cao 1-2 cm được nuôi cấy trên 4 loại môi trường rắn khác nhau (1/4 MS, 1/2 MS, 3/4MS và MS,) có bổ sung đường 30 g/l; 2,0 mg/l BAP, 15% nước dừa non; 7,0 g/l agar và pH được điều chỉnh về mức 5,8. Kết quả về sự ảnh hưởng của các loại môi trường khác nhau lên sự sinh trưởng và phát triển của Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) in vitro được thể hiện ở Bảng 3.1. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3.1Hình 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ MS đến khả năng nhân

nhanh chồi cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

CT Môi trường Số chồi TB/

cụm Số lá TB/ chồi

Chiều cao chồi TB (cm)

A1 MS 1,53 2,67 1,47

A2 3/4 MS 2 2,73 1,62

A3 1/2 MS 2,46 3,33 1,66

A4 1/4 MS 3,4 3,4 2,26

Sau 2 tháng nuôi cấy trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) cho thấy có sự khác nhau rõ rệt. Trong đó, môi trường có thành phần khoáng đa lượng thấp như CT A4 cho số chồi TB/ cụm 3,4; số lá TB/ chồi 3,4; chiều cao TB 2,26cm thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) với hình thái chồi phát triển triển thể hiện rõ ở hình thái chồi với thân to, khỏe, phát triển đều, lá xanh và to (Bảng 3.1; Hình 3.1). Đặc biệt, kết quả thu được trên môi trường MS 1/4 cho thấy các

21 chỉ tiêu theo dõi đều vượt trội so với 4 môi trường đã được khao sát (MS, MS 1/2, MS 1/4, MS 3/4). Cụ thể, các chồi được nuôi cấy trên môi trường MS sinh trưởng và phát triển không tốt hơn các chồi trên môi trường còn lại thể hiện ở Bảng 3.1, với các chỉ tiêu chiều cao TB chồi 1,47cm, số lá TB/ chồi 2,67, số chồi TB/ cụm 1,53, cho thấy sự sinh trưởng và phát triển thể hiện rõ ở hình thái cây với thân to, khỏe, phát triển đều, lá xanh nhưng không nhân chồi (Hình 3.1). Điều này cho thấy, quá trình sinh trưởng và phát triển của Đinh lăng (Polyscias fruticosa) cần môi trường giàu khoáng và vitamin để phụ vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Như vậy, trong nghiên cứu này, môi trường MS 1/4 có bổ sung 2mg/l BAP + nước dừa 15% + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về Ph 5,8 là môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của chồ Đinh lăng (Polyscias fruticosa) in vitro. Môi trường này sẽ được sử dụng ở các thí nghiệm tiếp theo.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ MS đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh

lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)