Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến sự sinh trưởng và

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến sự sinh trưởng và

phát triển cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

Nước dừa đã được xác định là rất giàu các hợp chất hữu cơ, chất khoáng và các chất kích thích sinh trưởng, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi cấy mô và nhân giống in vitro Đinh lăng (Polyscias fruticosa). Nước dừa được sử dụng rộng rãi như một thành phần thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường nuôi cấy mô hơn một nửa thế kỉ trước, khi Overbeek và cộng sự (1956) lần đầu tiên giới thiệu nước dừa như một thành phần mới của môi trường dinh dưỡng cho các nuôi cấy mô sẹo. Một số thành

22

Chương 3. Kết luận và biện luận

phần quan trọng có trong nước dừa là tập hợp của phytohormone; trong đó, quan trọng và hữu ích nhất là cytokinin, Jean và cộng sự (2009). Theo George và cộng sựu (2008), nước dừa bao gồm nhiều axit amin, hợp chất đạm, hợp chất vô cơ, các axit hữu cơ, nguồn carbon, vitamin và có khả năng điều chỉnh sự phát triển như cytokinin và auxin. Yong và cộng sự (2009) cho thấy nước dừa chứa 94 % là nước và là chất thúc đẩy tăng trưởng của chồi. Trong một số loài thực vật, quá trình tái sinh được gia tăng bằng cách bổ sung nước dừa vào môi trường nuôi cấy. Ngoài ra, nước dừa đã được báo cáo là có khả năng làm tăng quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa lan trong ống nghiệm do có sự liên quan đến sự hiện diện của một loại cytokinin theo nghiên cứu của Bhasker (1996). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Shantz và cộng sự (1952) khi bổ sung nước dừa có tác dụng kích thích quá trình nhân nhanh tế bào và mô do nước dừa có chứa một số yếu tố tăng trưởng.

Trong thí nghiệm này, nước dừa được bổ sung ở các nồng độ khác nhau (0%; 5%; 10%; 15%; 20%; 25%) vào môi trường nuôi cấy MS 1/4 và kết quả sự ảnh hưởng của hàm lượng nước dừa lên sự sinh trưởng và phát triển của cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến sự sinh trưởng và phát triển cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

CT Nồng độ Số chồi TB/ cụm Số lá TB/ chồi Chiều cao TB (cm) B1 0% 1,2 2,4 1,04 B2 5% 1,6 2,8 1,32 B3 10% 2,8 3,2 1,7 B4 15% 4,2 6 2,88 B5 20% 2,2 2,6 1,6 B6 25% 1,4 1,8 1,08

Kết quả sau 2 tháng nuôi cấy chỉ ra rằng, việc bổ sung nước dừa với nồng độ thích hợp vào môi trường nuôi cấy đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhân chồi và chất lượng chồi, nuôi cấy trên môi trường có bổ sung nước dừa cho chồi xanh đậm và khoẻ cây hơn, nhìn chung cây sinh trưởng tốt trên môi trường bổ sung 15% nước dừa vào môi trường (Hình 3.2).

23

Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến sự sinh trưởng và phát triển cây

Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

Phân tích sự sinh trưởng và phát triển ở các công thức cho thấy, sự sinh trưởng tăng dần lên khi bổ sung từ 0%, 5% và 10% nước dừa trong môi trường, đạt sinh trưởng tốt nhất khi bổ sung 15% nước dừa vào môi trường, các chỉ tiêu chiều cao TB 2,88cm, số lá TB 6, số chồi TB 4,2. Nếu bổ sung vào môi trường quá nhiều nước dừa cũng ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng của cây khi bổ sung nước dừa ở nồng độ 25% thì các chỉ tiêu theo dõi giảm rõ rệt chiều cao TB 1,08cm, số lá TB 1,8, số chồi TB 1,4 (Bảng 3.2). Kết quả này cho thấy khi hàm lượng nước dừa cao sẽ giảm sự tăng trưởng và gây ra sự bất thường về hình thái của chồi. Như vậy, chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2mg/l BAP + 15% nước dừa + 7g agar + 30g đường và chỉnh về ph 5,8. Kết quả này được sử dụng vào nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)