Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến sự sinh trưởng và phát

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 31)

phát triển cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

Kinetin là thành phần của nhóm hợp chất được gọi là cytokinins, đây là một lớp nhân tố điều hòa sinh trưởng ở thực vật. Ở các loài thực vật, Kinetin thúc đẩy phân chia tế bào và hoạt động trong các quy trình sinh trưởng và biệt hóa tế bào. Chức năng của nó cũng như một chất kháng ô xi hóa, ngăn chặn tổn thuongo xi hóa gây ra bởi các gốc tự do. Kinetin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật dể kích ứng sự hình thànhcủa mô sẹo và để tái tạo chồi từ mô sẹo. Trong thí nghiệm này, Kinetin được bổ sung ở các nồng độ khác nhau và kết quả sự ảnh hưởng của hàm lượng Kinetin lên sự sinh trưởng và phát triển của cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) được trình bày ở (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến sự sinh trưởng

và phát triển cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

CT Nồng độ Số chồi TB/ cụm Số lá TB/ chồi Chiều cao TB (cm) D1 0 1,2 2,2 1,12 D2 0,5 1,4 2,6 1,42 D3 1 1,4 2,6 1,56 D4 1,5 1,4 2,6 1,64 D5 2 1,6 3 1,98 D6 2,5 1 1,4 1,46 D7 3 1 1,4 1,44

26

Chương 3. Kết luận và biện luận

Kết quả sau 2 tháng nghiên cứu cho thấy ở thí nghiệm không bổ sung Kinetin cho kết quả các chỉ tiêu theo giỏi thấp nhất với số chồi TB trên cụm là 1,2; số lá TB trên chồi là 2,2; chiều cao TB 1,12cm; các chồi thu được bé; ngắn; gầy; lá nhỏ và không có rễ (Hình 3.4). Các chỉ tiêu theo dõi tăng dần ở các nghiệm thức từ D1 đến D5 và đạt cao nhất là ở D5 với các chỉ số là số chồi TB/ mẫu là 2; số lá/ chồi là 1,6; chiều cao TB của chồi là 1,98 cm, các cây ở nghiên cứu này tập trung hình thành cây; cây to; khỏe; lá xanh đậm và hình thành nhiều rễ (Hình 3.4).

Hình 3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến sự sinh trưởng

và phát triển cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) nuôi cấy in vitro.

Ở thí nghiệm D6 và D7 khi tăng nồng độ Kinetin vào môi trường sẽ ảnh

hưởng không tốt tới sự sinh trưởng của cây, như ở nồng độ 3mg/l thì các chỉ tiêu theo giỏi giảm rõ rệt chiều cao TB chồi đạt 1,44cm, số lá TB trên chồi là 1,4, số chồi TB trên cụm là 1 (Bảng 3.4). Kết quả này cho thấy khi hàm lượng Kinetin cao sẽ giảm sự tăng trưởng và gây ra hiện tượng bất thường và làm giảm số chồi của cây. Như vậy, chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2 BAP + 15% nước dừa + Kinetin 2mg/l + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8.

27

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu và nhân nhanh cây Đinh lăng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật trên môi trường cơ bản có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng khác nhau tôi rút ra một số kết luận sau:

Môi trường MS 1/4 có bổ sung 2mg/l BAP + nước dừa + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8 là môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của chồ Đinh lăng (Polyscias fruticosa) in vitro.

Với nồng độ 15% nước dừa giúp chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2mg/l BAP + 15% nước dừa + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8.

Với nồng độ GA3 2mg/l giúp chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2 BAP + 15% nước dừa + 2mg/l GA3 + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8.

Với nồng độ Kinetin 2mg/l giúp chồi Đinh lăng (Polyscias fruticosa) sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên môi trường MS 1/4 + 2 BAP + 15% nước dừa + 2mg/l Kinetin + 7g agar + 30g đường và điều chỉnh về ph 5.8.

4.2. Đề nghị

Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khi bổ sung kết hợp với các chất hữu cơ đến khả năng nhân nhanh chồi Đinh lăng.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại Auxin đến khả năng hình thành rễ của cây đinh lăng nuôi cấy in vitro, nhàm hoàn thiện quy trình nhân nhanh cây Đinh lăng.

Nghiên cứu ảnh hưởng giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con in vitro ở vườn ươm.

28

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương,Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mái,Phạm Kim Mãn, Đàm Thị Như, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc, Tập I, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Trang 793-796

[2] Ngô Xuân Bình, Bùi Bảo Hoàn, Nguyễn Thúy Hòa (2003), Giáo trình công nghệ sinh học. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[3] Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nghị, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cấy trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[4] Phạm Hoàng Hộ (1999), Quyển II, Cây cỏ Viêt Nam, Nxb Trẻ, Trang 516- 518.

[5] Trần Thị Lệ, Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Triêu Hà (2008), Giáo trình Công nghệ sinh học thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[6] Ngô Ứng Long (1985), “So sánh tác dụng tăng lực và sinh thích nghi của Đinh lăng Polycias frusticosa L. Harms, Chân chim và Eleuterococ”, Tạp trí Dược liệu, Tập 2, (Số 1), Trang 24-27.

[7] Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vi ̣thuốc Viêt Nam, Nxb Y học. Trang 828-830.

[8] Trần Công Luận (1996), “Phân lập và xác đinh cấu trúc hợp chất polyacetylen trong lá Đinh lăng (Polyscias Fruticosa (L.) Harms. Araliaceae)”

[9] Jean W. H., Yong., Liya G., Yan F. N., Swee N. T. - The Chemical Composition and Biological Properties of Coconut (Cocos nucifera L.) Water, Molecules 14 (2009) 5144- 5164.

[10] George E. F., Hall M. A., and De Klerk G. J. - Plant Propagation by Tissue Culture. Springer, Dordrecht, The Netherlands 1 (2008) 501.

[11] Yong J. W. H., Ge L., Ng Y. F., Tan S. N. - The chemical composition abd biology properties of coconut (Cocos mucifera L.) water, Molecules 14 (2009) 5144- 5164.

[12] Shantz E. M., Steward F. C. - Coconut milk factor: The growth promoting substance in coconut milk, J. Amer. Chem. Soc. 74 (1952) 6133-6135.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (PLYCIAS FRUTICOSA L.HARM) (Trang 31)