Một số điểm mới cơ bản về chế định thừa kế của Bộ luật Dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở qua thực tiễn tại thành phố điện biên phủ (Trang 26 - 27)

1.2. Pháp luật hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở

1.2.3. Một số điểm mới cơ bản về chế định thừa kế của Bộ luật Dân sự

sự năm 2015

Thứ nhất, về thời hiệu thừa kế.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản… kể từ thời điểm mở thừa kế…” [26, Điều 623]. So với quy định BLDS trước đây, thì Bộ luật dân sự hiện hành quy định thời hạn để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm (thời hiệu theo BLDS 2005 là 10 năm) đối với bất động sản, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của những người nhận di sản và phù hợp với xu hướng, phát triển của xã hội và đặc điểm của loại tài sản là bất động sản.

Thứ hai, hình thức di chúc miệng.

Căn cứ quy định tại Điều 629 và Khoản 5, Điều 630 BLDS 2015 có quy định về di chúc miệng. Theo đó, được hiểu bên cạnh hình thức di chúc phải lập thành văn bản thì trong trường hợp đặc biệt khi người có tài sản không thể lập di chúc bằng văn bản do tính mạng bị đe doạ nghiêm trọng thì pháp luật cho phép được lập di chúc miệng. Tuy nhiên, quy định của BLDS năm 2015 đã làm rõ hơn tính hợp pháp của di chúc miệng, đồng thời làm rõ hơn về nội dung công chứng, chứng thực là: “Xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”, nhằm làm cho người thực hiện việc công chứng, chứng thực không bị lúng túng hay có cách hiểu khác nhau như quy định trước đây. Tránh ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và trái với nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự.

Thứ ba, về di chúc chung của vợ chồng: Chế định về di chúc chung của vợ, chồng đã được hình thành và áp dụng từ sớm và được chính thức ghi nhận trong Bộ quốc triều hình luật, đến thời Pháp xâm lược. Sau đó chúng ta vẫn duy trì và đưa chế định này ghi nhận trong hai Bộ dân luật Bắc, Bộ dân luật Trung kỳ. Sau năm 1975, di chúc chung của vợ, chồng tiếp tục được nêu

trong Thông tư số 81 năm 1981 của TANDTC; Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; BLDS năm 1995 và 2005.

Cụ thể, rõ nhất được quy định BLDS 2005 có 3 điều luật liên quan đến di chúc chung của vợ chồng: Di chúc chung của vợ, chồng (Điều 663); Sữa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng (Điều 664) và Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng (Điều 668).

Mặc dù, hiện nay BLDS 2015 không cấm việc lập di chúc chung của vợ, chồng nhưng đã bỏ quy định liên quan đến di chúc chung của vợ, chồng và tôi cho rằng đây là một trong những điểm mới của BLDS 2015 liên quan đến chế định thừa kế. Thực tế, hiện nay phổ biến việc vợ, chồng lựa chọn thời điểm có hiệu lực của di chúc chung bằng việc ghi rõ trong di chúc: Nếu vợ hoặc chồng chết, thì di chúc phát sinh hiệu lực và người vợ hoặc chồng còn lại và những người thừa kế khác sẽ được hưởng phần di sản của người chết.

Hoặc trong trường hợp, vợ và chồng vừa có tài sản chung,vừa có tài sản riêng đều muốn định đoạt cả hai loại tài sản này trong cùng một bản di chúc cũng diễn ra nhiều như hiện nay. Chính vì Bộ luật dân sự hiện hành cũng chưa thể dự liệu được tính khả thi nếu như tiếp tục quy định, thừa nhận “Di chung chung của vợ chồng” hay nên cấm “Di chúc chung của vợ chồng” trong chế định thừa kế là phù hợp với xu thế, xã hội nên nội dung này vẫn còn nhiều quan điểm, vận dụng vận khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở qua thực tiễn tại thành phố điện biên phủ (Trang 26 - 27)