Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở qua thực tiễn tại thành phố điện biên phủ (Trang 40 - 96)

2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở tại thành phố Điện Biên Phủ và nhà ở tại thành phố Điện Biên Phủ

Trong những năm gần đây, quan hệ tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng, là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.Trong khi cơ chế giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập, vô tình dẫn đến công tác xét xử kéo dài với nhiều hệ lụy. Do vậy, nếu cải thiện được các biện pháp giải quyết tranh chấp theo hướng kịp thời và hiệu quả hơn sẽ tránh được những nguy cơ này.

Việc hòa giải tranh chấp thừa kế tại cấp cơ sở nay không còn là thủ tục bắt buộc. So với quy định Luật đất đai trước đây,tại Điều 203 Luật đất đai 2013, quy định rằng: Tranh chấp đất đai mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Qua đó, hiện nay Tòa án trở thành nơi đón đầu giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói chung, quan hệ tranh chấp thừa kế nói riêng. Ngành Tòa án nói chung, TAND TP. Điện Biên Phủ nói riêng các tranh chấp về dân sự chiếm một tỷ trọng lớn, phần lớn các tranh chấp về thừa kế đó đều có liên qua đến đất đai. Đặc biệt, những vụ án tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở ngày càng diễn biến phức tạp, do đó việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp cả về thực tiễn lẫn lý luận. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của

mình TAND TP. Điện Biên Phủ đã tiếp nhận thụ lý, giải quyết và với nhiều kết quả được thể hiện bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng thống kê số vụ án của TAND thành phố Điện Biên Phủ giải quyết (2014 – 2018) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Vụ án Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Tổng 184 172 282 247 207 198 192 176 233 172 Hình sự 103 102 92 91 91 91 77 77 68 51 Tỷ lệ (%) 55,9 99,0 32,6 99,0 43,9 100 40,1 100 29,1 75,0 Dân sự 73 63 184 151 114 105 114 98 164 120 Tỷ lệ (%) 39,8 86,3 65,3 82,0 55,1 92,1 59,3 85,9 70,4 73,1 Hành chính 8 7 6 5 2 2 1 1 1 1 Tỷ lệ (%) 4,3 87,5 2,1 83,3 0,96 100 0.52 100 0,42 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của TAND thành phố Điện Biên Phủ)

Qua bảng số liệu thống kê tổng số vụ án (Hình sự, Dân sự, Hành chính) từ năm 2014 đến năm 2018 mà TAND TP. Điện Biên Phủ đã thụ lý, giải quyết thì nhìn chung trong 5 năm gần đây số vụ án có nhiều biến động nhưng tăng giảm không đồng đều ở các lĩnh vực, cụ thể:

Tổng số vụ án thụ lý và giải quyết: Năm 2014, TAND TP. Điện Biên

Phủ thụ lý 184 vụ án (cả 3 lĩnh vực) đến năm 2016 thì số vụ án thụ lý là 207 (tăng gấp 1,125 lần), và tăng lên gấp 1,266 lần vào năm 2018 với tổng số vụ án thụ lý là 233 vụ. Đó là một sự gia tăng đột biến, nhanh chóng về số lượng vụ án theo quý và năm.

Trong 5 năm (2014 - 2018) TAND TP. Điện Biên Phủ đã phải thụ lý 1.098 vụ án. Tuy hiên, nhờ sự nỗ lực, phát huy tình thần trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, cán bộ và đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán, Thư ký TAND

TP.Điện Biên Phủ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác xét xử của tỉnh Điện Biên và đã giải quyết được 965/1.098 vụ án, đạt tỷ lệ 87,88%.

Tổng số vụ án hình sự và hành chính thụ lý: Đối chiếu bảng thống

kê, báo cáo của TAND TP. Điện Biên Phủ từ năm 2014 – 2018, thì đối với vụ án hình sự và vụ án hành chính có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2014 Tòa đã thụ lý 103 vụ án hình sự (chiếm 55,9% tổng số vụ án của các lĩnh vực) và 8 vụ án hành chính (chiếm 4,3%);

Năm 2016, thụ lý 91 vụ án hình sự (chiếm 43,9%) và 2 vụ án hành chính (chiếm 0,96%); Năm 2018, TAND TP. Điện Biên Phủ thụ lý số vụ án cả hai lĩnh vực này đều giảm với 68 vụ án hình sự (chiếm 29,1%) và thụ lý 01 vụ án hành chính (chiếm 0,42%).Nhưng tỷ lệ giải quyết trong lĩnh vực hình sự và vụ án hành chính đều có xu hướng tăng và đặt tỷ lệ trung bình trên 94%, điểm hình như năm 2016, 2017 TAND TP. Biên Phủ giải quyết vụ án hình sự và hành chính đều đặt tỷ lệ 100%.

Tổng số vụ án dân sự thụ lý: Riêng đối với các vụ án dân sự thì lại có

xu hướng gia tăng nhanh theo năm và tỷ lệ nghịch với vụ án hình sự và hành chính, cụ thể:

Năm 2014, TAND TP. Điện Biên Phủ thụ lý 73 vụ án dân sự (chiếm 39,8%) còn thấp hơn cả tỷ lệ vụ án hình sự (55,9%); Năm 2016, tòa thụ lý 114 vụ án dân sự (chiếm 55,1%) và đặc biệt số vụ án dân sự tăng lên một cách chóng mặt vào năm 2018 với số vụ án dân sự mà Tòa thụ lý là 164 (chiếm 70,4%) gấp 2,41 lần so với vụ án hình sự và gấp 164 lần so với số vụ án hành chính.

Tuy nhiên, theo bảng số liệu thống kê nêu trên thì cho chúng ta thấy tỷ lệ giải quyết các vụ án dân sự lại rất thấp so với tỷ lệ giải quyết vụ án hình sự và hành chính. Đó là một minh chứng khách quan rằng các vụ án tranh chấp dân sự xảy ra ngày càng phức tạp, gia tăng nhanh chóng trong những năm gần

đây. Đặc biệt, điều làm cho các nhà làm luật, các quan Tòa băn khoăn hơn đó là tỷ lệ giải quyết ngày càng thấp, tỷ lệ nghịch đối với số vụ án thụ lý. Như vậy, liệu có phải chỉ đơn thuần là do tác động của kinh tế - xã hội, con người, mật độ dân số dẫn đến mức độ, diễn biến tranh chấp cũng từ đó mà phức tạp, trầm trọng theo.

Trong số đó những vụ án trong quan hệ thừa kế nói chung, thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở nói riêng đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ, cụ thể được thể hiện tại bảng số liệu thống kê dưới đây:

Bảng 2.2. Bảng thống kê số vụ án tranh chấp thừa kế nhà và đất TAND thành phố Điện Biên Phủ giải quyết (2014 – 2018)

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Vụ án Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Thụ Giải quyết Dân sự 73 63 184 151 114 105 114 98 164 120 Thừa kế nhà và đất 2 2 6 5 9 7 7 4 11 8 Tỷ lệ (%) 2,7 100 3,2 83,3 7,8 77,7 6,1 57,1 6,7 72,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của TAND thành phố Điện Biên Phủ)

Như chúng ta đã biết, hầu hết các vụ án tranh chấp thừa kế thì các đương sự có mối quan hệ về hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Nhất là những vụ án tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở, thực tiễn tranh chấp xảy ra đều nhảy cảm, rất dễ bị tác động đến tâm lý, tình cảm, danh dự và quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Theo bảng thống kê (Bảng 2.2), điều đáng lo ngại là số lượng các vụ án tranh chấp thừa kế nhà và đất chiếm một tỷ lệ khá lớn và có xu hướng ngày càng tăng lên, cụ thể:

Năm 2014, TAND TP. Điện Biên Phủ thụ lý 2 vụ án tranh chấp thừa kế nhà và đất (chiếm 2,7%); Năm 2016, thụ lý 9 vụ (chiếm 7,8%) và năm 2018

tăng lên 11 vụ án tranh chấp thừa kế nhà và đất (chiếm 6,7%). Nhưng tỷ lệ giải quyết các vụ án thuộc quan hệ tranh chấp thừa kế nhà và đất lại giảm so với các quan hệ tranh chấp khác. Năm 2014 TAND TP. Điện Biên Phủ giải quyết đặt tỷ lệ 100% và năm 2018, tỷ lệ này chỉ đạt được 72,7%.

Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết các vụ án tranh chấp thửa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở nay có xu hướng tăng lên, đang trở thành một gánh nặng cho Tòa án do tỷ lệ dồn án, tồn động vụ án kéo dài. Có lẽ đây không chỉ là trăn trở và bất cập của riêng TAND TP. Điện Biên Phủ mà là khó khăn chung của toàn ngành Tòa án nước ta.

2.1.1. Một số vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở theo pháp luật

A. Vụ án 1: Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2016/DS-ST ngày 9/5/2016,

về“Tranh chấp chia di sản thừa kế theo pháp luật” của TAND thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên:

a) Các đƣơng sự

Nguyên đơn: Ông Đường Phan Mạnh; Sinh năm 1966

Địa chỉ: Số 10, tổ 12, Phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Bị đơn: Bà Trần Thị Lan; Sinh năm 1956

Địa chỉ: Số 165 đường Nguyễn Trãi, tổ 3, Phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan

- UBND phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Địa chỉ: Tổ 8 Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Hữu Sơn – Chủ tịch UBND phường

- Bà Đường Thị Thắm, sinh năm: 1960

- Nguyễn Quang Thịnh, sinh năm: 1987 và Nguyễn Thị Hải, sinh năm: 1989

Cùng địa chỉ: Số 19, tổ 05 phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ

- Nguyễn Thị Thúy, sinh năm: 1984

Địa chỉ: Khu cầu trắng, thị trấn Điện Biên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Trần Thị Thơm, sinh năm 1970; anh Đường Phan Bằng, sinh năm: 1969

Cùng địa chỉ: Thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. - Trần Thị Hoa, sinh năm 1970; Đường Thị Hảo, sinh năm 1992; Đường Thị Thoa, sinh năm 1995 và anh Đường Phan Cường, sinh năm 1998

Cùng địa chỉ: Số 10, tổ 12, Phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

b) Nội dung vụ án

: Cụ Đường Phan Minh và vợ là Cụ Lê Thị Yến (1938 – 07/2006) có 03 con chung là: Bà Đường Thị Thắm, bà Đường Thị Thanh, ông Đường Phan Mạnh. Bà Thanh chết năm 1995, có 03 con là: Nguyễn Quang Thịnh, Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Thị Thúy.

Qúa trình sinh sống các cụ có khối tài sản gồm: 1020m2

đất thổ cư tại thửa đất số 266, 180m2

đất ao tại thửa số 265 thuộc tờ bản đồ số 06; tỷ lệ 1:1000 tờ bản đồ 299 đo đặc năm 1985 mang tên cụ Đường Phan Minh (nay thuộc thửa đất số 373, diện tích 1256,9m2

đất ở và lâu năm khác; thửa đất số 379, diện tích 170,5m2

đất thủy sản ngọt thuộc tờ bản đồ số 04, tỷ lệ 1:1000, đo đạc năm 2008) và 1887m2 đất nông nghiệp được nhà nước giao theo quyết định 652 và 948 của UBND tỉnh Điện Biên cho cụ Yến, bà Thắm, bà Hoa, Thoa; Hảo và anh Cường (gồm: 660m2

đất vườn quy đổi = 264m2; 180m2 đất ao quy đổi = 36m2

; 420m2 đất %; 350m2 đất tại Nông Sản; 292m2 đất tại Cửa Đồng cháy; 525m2

đất tại Dốc Nông Sản), trong đó phần đất nông nghiệp cơ bản của cụ Yến là 448m2. Cụ Minh, cụ Yến có 01 nhà chính mái ngói hiên tây

xây dựng năm 1988 tại thửa đất số 266 bản đồ 299 tại số 165 đường Nguyễn Trãi, tổ 3, Phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Năm 2006, cụ Yến chết không để lại di chúc. Năm 2010, cụ Minh kết hôn với cụ Trần Thị Lan. Cụ Minh, cụ Lan không có con chung, không có con nuôi. Qúa trình chung sống, cụ Minh, cụ Lan cùng sinh sống tại ngôi nhà cấp 4 xây dựng năm 1988 trên đất của cụ Minh và cụ Yến, ngôi nhà đó khi xây dựng, ông Mạnh góp toàn bộ cánh cửa chính, cửa sổ, song cửa. Năm 2013, cụ Minh, cụ Lan xây dựng 01 nhà bếp mái bằng, khu vệ sinh, sân trước nhà, ông Mạnh chi trả tiền nguyên vật liệu hết 57.000.000đ.

Năm 2014 xây dựng tường bao, cổng, đường vào bê tông; kè bờ ao do ông Mạnh chi phí toàn bộ hết 65.000.000đ; Hai cụ còn mua 01 kệ Ti vi, 01 bộ âm ly; 01 tủ lạnh Panasonic; 01 xe đạp Mini Nhật; 01 bộ bàn ăn bằng inox, mặt kính; 01 quạt cây, còn mông Mạnh mua giường, bàn ghế, ti vi. Những tài sản này do cụ Lan quản lý. Ngoài ra, cụ Minh còn có 02 chỉ vàng và 17.000.00đ tiền mặt do cụ Lan quản lý.

Ông Đường Phan Mạnh không chấp nhận di chúc viết bằng tay của cụ Minh, đề ngày 28/12/2012, có người làm chứng là ông Trần Quang Thường, tổ trưởng tổ dân phố 3, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ với nội dung cho cụ Trần Thị Lan một sào (360m2) loại đất nông nghiệp ở giáp vườn dưới nhà anh Đường Phan Bằng. Lý do: Cụ Minh là cán bộ nghỉ hưu, không thuộc diện được Nhà nước giao đất nông nghiệp, vi vậy di chúc này là không hợp pháp, không có hiệu lực pháp luật.

Ông Mạnh đề nghị chia 180m2 đất ở là di sản của cụ Minh cho các thừa kế theo pháp luật gồm: Cụ Lan, bà Thắm, ông Mạnh, bà Thanh (hàng thừa kế thế vị của bà Thắm là chị Thúy, anh Thịnh và chị Hải) và đề nghị được quản lý toàn bộ di sản, ông có trách nhiệm thanh toán giá trị di sản cho các thừa kế khác.

Về nhà ở và các công trình xây dựng là tài sản riêng của cụ Minh, trong đó ông Mạnh có góp công sức tạo dựng tài sản. Về 02 chỉ vàng và 17.000.000đ tiền mặt do cụ Lan quản lý, ông Mạnh không yêu cầu chia thừa kế nhưng yêu cầu dùng vào việc thờ cúng cụ Minh.

Ngoài ra, đối với Văn bản di chúc của cụ Minh ngày 29/10/2009, nội dung cụ Minh cho cháu ruột là anh Đường Phan Bằng 100m2

đất nông nghiệp, có chiều ngang 5m, giáp bờ ao nhà anh Hoàng Văn Thích. Vợ chồng Bằng, chị Thơm đã xây dựng nhà ở và công trình phụ trên đó. Ông Mạnh thừa nhận và nhất trí với việc cho tài sản đó của cụ Minh và đề nghị Tòa án công nhận diện tích đó là của anh Bằng. Đối với diện tích 71,3m2

vợ chồng anh Bằng đã xây dựng vượt quá 100m2

đất được cho, ông Mạnh đề nghị tự thỏa thuận giải quyết với vợ chồng anh Bằng, không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Bản án sơ thẩm Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2016/DS-ST ngày 09/05/2016 của TAND thành phố Điện Biên Phủ quyết định nhƣ sau:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đường Phan Minh về việc chia di sản thừa kế của cụ Đường Phan Minh theo quy định pháp luật;

- Xác định diện tích 360m2 đất ở và 448m2 đất nông nghiệp trong các thửa số 266, diện tích 1020m2

và thửa đất số 265m2, diện tích 180m2 thuộc tờ bản đồ số 06; Tỷ lệ 1:1000 tờ bản đồ 299 đo đạc năm 1985 mang tên cụ Đường Phan Minh (nay thuộc thửa đất số 379, diện tích 170,5m2

thuộc tờ bản đồ số 04, tỷ lệ 1:1000, đo đạc năm 2008). Theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 25/10/2016 có tổng diện tích là 1442,7m2

(trong đó đất lâu năm khác 1242,6m2 và đất ao 200,01m2) là di sản thừa kế của cụ Đường Phan Minh và cụ Lê Thị Yến.

- Xác định di sản thừa kế của cụ Đường Phan Minh có 01 nhà bếp mái bằng, công trình phụ xây dựng năm 2013 giá trị còn

lại 77.508.356đ; tường bao, cổng, đường vào bê tông xây dựng năm 2014 giá trị còn lại 39.767.310đ; 01 bộ âm ly đã qua sử dụng trị giá 1.000.000đ; 01 tủ lạnh Panasonic giá 1.000.000đ; 01 xe đạp Mini Nhật giá 1.500.000đ; 01 nộ bàn ăn bằng Inox, mặt kính 1.000.000đ; 01 quạt cây đã qua sử dụng 100.000đ. Tổng giá trị tài sản: 134.285.000đ là di sản thừa kế của cụ Minh và cụ Yến.

- Xác nhận người thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất của cụ Minh là: Cụ Lan, ông Mạnh, bà Thắm, 03 người thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở qua thực tiễn tại thành phố điện biên phủ (Trang 40 - 96)