Quan điểm về thừa kế theo tập quán của dân tộc Xạ Phang (Hoa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở qua thực tiễn tại thành phố điện biên phủ (Trang 35 - 40)

Nằm trong danh sách 21 dân tộc anh em của tỉnh Điện Biên, đồng bào dân tộc “Xạ Phang” sinh sống rải rác ở các xã, huyện biên giới như: Nậm Pồ,

địa bàn cư trú của dân tộc Thái, H’Mông..., do đó văn hóa, tập quán của người Xạ Phang cũng bị giao thoa ít nhiều trong quá trình sinh sống. Theo một số tài liệu, thì người Xạ Phang là một tộc người di cư cùng một số dân tộc khác như: Tày, Nùng, Dao… từ Trung Quốc sang Việt Nam, là một nhánh nhỏ của cộng đồng dân tộc Hoa.Tên dân tộc “Xạ Phang” đến nay chưa có một tài liệu chính thống hay nhà khoa học nào nghiên cứu, nhưng đồng bào Xạ Phang đã du nhập và sinh sống tại Việt Nam được khoảng hơn 100 năm và trải qua 5,6 thế hệ được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam. Đặc biệt, cho đến nay họ vẫn giữ được những đặc trưng văn hóa dân tộc, phong tục tập quán, trang phục và ngôn ngữ riêng.

Theo như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của các dân tộc khác sinh sống tại tỉnh Điện Biên thì dân tộc Xạ Phang cũng vậy, những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng luôn phải có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc và yêu thương nhau lẫn nhau trong cuộc sống. Xuất phát từ những tình cảm ruột thịt đó, đồng bào dân tộc Xạ Phang vô cùng chú trọng và quan tâm đến chế độ hôn sản, vấn đề để lại di sản cho thế hệ sau.

Chế định thừa kế, theo Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan khác có đưa ra một số quy định về: Quyền thừa kế; Quyền bình đẳng về thừa kế; Thời điểm, địa điểm mở thừa kế; Hình thức của di chúc; Di chúc dùng vào việc thừa cúng; Nguyên tắc phân chia di sản…,thì trên cơ sở đó, đồng bào Xạ Phang lại có quan điểm theo phong tục, tập quán riêng về quan hệ thừa kế ở một gốc độ khác được thể hiện thông qua một số đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, Về thời điểm, địa điểm mở di sản thừa kế: Đồng bào Xạ

Phang không quy ước hay chú trọng về thời điểm, địa điểm mở di sản thừa kế. Từ xưa đến nay họ cũng không quá chú trọng về việc để lại di sản thừa kế cho từng con cháu bao nhiêu, hay vào thời điểm nào ?. Người để lại di sản thừa kế

là thế hệ Cụ, ông bà, cha mẹ sẽ căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của người được hưởng di sản thừa kế để phân chia di sản. Đặc biệt, việc phân chia di sản cho mỗi người thừa kế có thể vào các thời điểm hoàn toàn khác nhau và thông thường cha mẹ sẽ phân chia một khối/phần tài sản (tiền, vật nuôi, ruộng đất, nương rẫy…) cho con trai vào thời điểm người con trai đó tách ra sinh sống riêng và giữa người để lại di sản và người nhận di sản thừa kế đều tự mặc định coi đó chính là phần di sản thừa kế được hưởng và có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Người để lại di sản thừa kế dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, công ăn việc làm, đạo đức, nhân cách và thận chí cả công sức đóng góp của người được nhận di sản để làm căn cứ phân chia di sản thừa kế. Do đó, họ không có quan điểm về thời điểm hay địa điểm mở di sản thừa kế một cách chặt chẽ, máy móc như quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam.

Thứ hai, Hình thức để lại di sản thừa kế gần như là hình thức di chúc

bằng miệng: Người để lại di sản thừa kế có thể tập hợp tất cả những người có quyền được nhận di sản thừa kế để họp bàn và thống nhất việc phân chia di sản thừa kế hoặc ông bà, bố mẹ tự quyết định việc phân chia di sản thừa kế cho con, cháu. Về hình thức di chúc ở đây là bằng miệng, dựa trên chữ tín, tình cảm và lòng tin đặc biệt của người để lại di sản thừa kế với người được hưởng di sản thừa kế.

Thứ ba, quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân: Thực tế, họ có quan

điểm rằng người nhận di sản thừa kế thông thường là những người con trai hoặc cháu trai đích tôn. Còn con gái, cháu gái thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế của Cụ, ông bà, cha mẹ mà khi con gái, cháu gái cưới chồng thì ông bà, cha mẹ sẽ trao tặng cho cô dâu những kỷ vật, tiền, vàng, bạc, châu báu hoặc tài sản có giá trị khác. Họ tự nguyện và mặc định tự thừa nhận với nhau những tài sản “của hồi môn” đó chính là di sản thừa kế mà ông bà, bố mẹ cho

con gái được hưởng thụ. Tôi cho rằng, đó là một quan điểm, tập quán hoàn toàn phù hợp với đạo đức, không trái quy định pháp luật và về nguyên tắc vẫn đảm bảo bình đẳng quyền thừa kế của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 610 BLDS năm 2015).

Thứ tư, về việc quản lý di sản và di sản dùng vào việc thờ cúng: Như

đã phân tích ở trên, việc phân chia di sản theo phong tục, tập quán mà họ không chú trọng về thời điểm, địa điểm mở di sản thừa kế mà thời điểm chuyển giao/bàn giao tài sản, di sản thừa kế sau khi phân chia cũng chính là thời điểm mở thừa kế và hoàn thành phân chia di sản thừa kế. Tức là việc quản lý di sản sẽ không được đặt ra vì người được hưởng di sản đã nhận toàn bộ số di sản được phân chia.

Tuy nhiên, đối với số di sản dùng việc thờ cúng thì người để lại di sản thừa kế đã dự liệu, để dành một phần số di sản thừa kế giao cho người con trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cuối cùng được quản lý và hương khói, thờ cúng sau này mà phần di sản thờ cúng không được phân định rõ ràng. Đồng bào Xạ Phang có quan điểm và thông thường người con trai (nếu gia đình chỉ có một con trai) hoặc là người con trai út (nếu gia đình có nhiều con trai) sẽ là người trực tiếp chăm sóc, phục dưỡng Cụ, ông bà, cha mẹ về tuổi già và tất cả con cháu đều phải thờ cúng riêng sau khi Cụ, ông bà, cha mẹ chết.

Thứ năm, vấn đề lập di chúc chung vợ chồng: Mặc dù, Bộ luật dân sự

năm 2015 đã bỏ quy định “Lập di chúc chung vợ chồng” nhưng cũng không có quy định cấm. Thực tế, quan điểm của người Xạ Phang thì vẫn thực hiện theo quy định Bộ luật dân sự trước đây và gần như hoàn toàn là Cụ, ông bà hoặc Cha mẹ sẽ thỏa thuận, thống nhất bằng miệng việc để lại di chúc cho con, cháu. Hình thức để lại di chúc này, theo quy định pháp luật thì có thể không đảm bảo về mặt hình thức, nhưng xét về bản chất thì việc đó không tráo đạo đức xã hội, phù hợp với phong tục tập quán và tôi cho rằng đó có thể

Như vậy, qua một số đặc điểm theo phong tục tập quán của đồng bào Xạ Phang trong việc để lại “Di sản thừa kế” nêu trên. Tôi cho rằng đó không phải là những quan điểm lạc hậu, trái đạo đức xã hội hay không phù hợp với hàng lang pháp lý trong công cuộc cải cách tư pháp. Họ tự nguyện thừa nhận, có thể duy trì và thực hiện được những phong tục tập quán đến hàng thế kỷ như vậy cái chính là xuất phát từ chính những tình cảm ruột thịt, tình mẫu tử chất phát.

Điều đó được minh chứng rất khách quan thông qua số liệu thống kê, hồ sơ các vụ án tranh chấp về thừa kế nói chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở nói riêng, thì chưa thấy một vụ án tranh chấp nào có đương sự là người đồng bào dân tộc Xạ Phang.

Tôi thiết nghĩ rằng, Luật pháp được ban hành mục đích trên hết cũng chính nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, giải quyết và tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trên thực tế. Như vậy, nếu công dân có nhận thức, có phong tục tập quán mà họ tự xử sự, giải quyết vừa hợp tình, có lý như đồng bào Xạ Phang thì còn là một điều chúng ta cần khuyến khích và đáng ghi nhận.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở qua thực tiễn tại thành phố điện biên phủ (Trang 35 - 40)