Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 45 - 48)

người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ

Hôn nhân một vợ một chồng là cơ sở để tạo dựng hôn nhân lành mạnh, tiến bộ, góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. “Vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ... cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu

giữa nam và nữ do ngay bản chất của nó, là hôn nhân một vợ một chồng” [4].

Thế nên hôn nhân một vợ một chồng là công cụ để bảo vệ tình yêu, bảo vệ hôn nhân, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Trong luật pháp của Việt Nam, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tiêu biểu trong đó là Hiến Pháp năm 2013 có quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn , ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình

đẳng, tôn trọng lẫn nhau” [13, Điều 36]. Trên cơ sở quy định của Hiến Pháp,

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng khẳng đình nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ

một chồng, vợ chồng bình đẳng” [14, Điều 2, Khoản 1]. Thêm vào đó, Luật

hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với

người đang có chồng, có vợ” [14, Điều 5, Khoản 2].

Từ quy định của pháp luật hiện hành, có thể thấy rằng căn cứ để xác định người đang có vợ, có chồng là Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đó phải đang có hiệu lực pháp lý. Do đó, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người có chồng, có vợ là hành vi kết hôn trái pháp luật và đương nhiên, cuộc hôn nhân đó sẽ không được Nhà nước và pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Ví dụ: Trước đó, năm 2011, chị Thảo (ngụ xã Đắk Nhau, Bù Đăng, Bình Phước) kết hôn với anh Hùng, một năm sau thì chị Thảo sinh được một bé trai. Do bất đồng quan điểm, hai vợ chồng thường xuyên cãi vã. Tháng 11/2014, bị chồng đánh, chị Thảo đã ôm con về nhà cha mẹ ruột ở cho đến nay, hai bên không còn quan tâm gì tới nhau nữa. Chị Thảo gửi đơn xin ly hôn, TAND huyện Bù Đăng đã thụ lý, mời hai bên lên làm việc nhưng do hai bên chưa thống nhất được về tài sản chung nên tòa chưa xét xử. Đầu tháng 5/2015, chị Thảo lên Facebook thì bất ngờ thấy chồng khoe ảnh cưới với cô Mai và dự định tổ chức đám cưới vào ngày 26/5 ở phường Thác Mơ (thị xã Phước Long, nơi gia đình cô Mai sinh sống). Gần một tuần trước ngày diễn ra đám cưới, chị Thảo đã gửi đơn phản ánh đến các cơ quan chức năng để nhờ can thiệp nhưng các cơ quan chức năng để mặc, cuối cùng đám cưới giữa anh Hùng và cô Mai vẫn diễn ra [24].

Từ ví dụ nêu trên có thể thấy, việc anh Hùng làm đám cưới với cô Mai khi chưa được Tòa án xét xử ly dị với vợ là chị Thảo là hành vi vi phạm vào điều cấm kết hôn được quy định tại điểm c, khoản 2, điều 5, Luật hô nhân và gia đình năm 2014. Bởi lẽ, chị Thảo và anh Hùng vẫn chưa được Tòa án đưa ra quyết định về việc ly hôn nên cuộc hôn nhân giữa anh Hùng và chị Thảo vẫn còn hiệu lực pháp luật, mà anh Hùng lại dự định tổ chức đám cưới với cô Mai nên hành vi này đã vi phạm vào điều cấm “Người đang có vợ, có chồng

mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

Thực tế hiện nay cho thấy, người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác diễn ra khá nhiều thậm chí ngày càng gia tăng. Đặc biệt là đối với những người từ tỉnh lẻ di chuyển lên các thành phố lớn để làm ăn. Do khoảng cách địa lý nên rất khó để gia đình, người thân và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện được hành vi sống chung như vợ chồng với người khác. Thậm chí, có một số trường hợp còn giả mạo giấy tờ nhằm qua mặt cơ quan thực thi pháp luật dẫn tới tình trạng có hai Giấy đăng ký kết hôn với hai người khác nhau. Điều đó cho thấy hành vi vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình diễn ra ở nhiều nơi với nhiều cách khác nhau và để lại rất nhiều hệ lụy cho bản thân những người trong cuộc, cho gia đình, và cho xã hội. Trong khi đó, luật pháp của chúng ta lại chưa có những chế tài đủ mạnh nhằm ngăn ngừa, thậm chí là răn đe đối với người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Điều này vô hình chung làm cho quy định của Luật hôn nhân và gia đình trở nên hình thức, thiếu tính khả thi. Theo tôi, cần đưa ra những biện pháp chế tài đủ mạnh để nhằm hạn chế, răn đe đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như phạt hành chính nặng hơn cho người có hành vi vi phạm.

Như vậy, quy định cấm kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là một trong những trường hợp bị cấm kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Đây cũng là trường hợp cấm kết hôn được quy

định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Quy định này rất hợp lý bởi không chỉ ngăn chặn người đang có vợ có chồng làm sai quy định pháp luật mà đồng thời cũng ngăn cản người chưa có vợ, chưa có chồng làm trái quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo hôn nhân hợp pháp tiến bộ. Quy định này cũng khẳng định chỉ có hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng và duy trì trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ thì mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại lâu dài, bền vững và là công cụ quan trọng góp phần xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 45 - 48)