Xử lý hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 70 - 75)

2.3 Đƣờng lối xử lý cụ thể các trƣờng hợp kết hôn vi phạm các điều kiện

2.3.2.1Xử lý hình sự

Ngoài các biện pháp xử phạt hành chính thì pháp luật còn có quy định xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng. Chương XV, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các tội phạm xâm hại chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau:

-Điều 146: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; -Điều 147: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng;

-Điều 148: Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn; -Điều 150: Tội loạn luân.

hoặc có hành vi cản trở người khác kết hôn thì có thể bị xử lý theo Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm [10, Điều 146].

Nếu việc kết hôn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì có thể xử lý theo quy định tại điều 147, Bộ luật hình sự năm 1999. Điều 147 quy định:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [10, Điều 147].

Nếu có hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn thì có thể bị xử lý về tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999, cụ thể như sau:

Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai

năm: a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn; b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó [10, Điều 148].

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng có quy định vệ tội loạn luân, cụ thể như sau: “Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ

khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm” [10, Điều 150,].

Các tội phạm được quy định tại các điều 146, 147, 148, 150 của Bộ luật hình sự năm 1999 có đặc điểm chung đều là những hành vi vi phạm nghiêm trọng, có hệ thống, với những thủ đoạn gian xảo, thô bạo mặc dù đã được giáo dục, bị xử phạt hành chính nhưng vẫn vi phạm, bị Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật nhưng vẫn duy trì quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Và tại Điều 1, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi

phạm" nếu trước đó người nào đã bị xử phạt hành chính về một trong những

hành vi được liệt kê trong một điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại tiếp tục thực hiện một số hành vi sau:

- Thực hiện chính hành vi đó. Ví dụ: trước đó A đã bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà lại thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn; trước đó B đã bị xử phạt hành chính về hành vi tổ chức tảo hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn; v.v...

luật tương ứng đó. Ví dụ: trước đó A đã bị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; trước đó B đã bị xử phạt hành chính về hành vi hành hạ vợ, con, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại thực hiện hành vi ngược đãi cha, mẹ; v.v...

Từ những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 và văn bản hướng dẫn có thể thấy rằng pháp luật đã có những quy định khá đầy đủ về việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật hình sự còn bộc lộ một số điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất, có những hành vi phạm tội xâm hại chế độ hôn nhân và gia đình rất nghiêm trọng, có mức độ nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để có tính răn đe ví dụ như tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội tổ chức tảo hôn; tội cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên phải từng bị xử phạt hành chính hoặc người có hành vi vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính nhưng đã hết thời hạn để được coi là bị xử phạt hành chính thì cũng không thể truy tố theo quy định của Bộ luật hình sự. Thiết nghĩ, pháp luật cần có sự điều chỉnh cho phù hợp để có thể trừng trị những hành vi phạm tội nghiêm trong xâm phạm tới chế độ hôn nhân và gia đình theo quy định tại Chương XV, Bộ luật hình sự năm 1999 ngay từ lần vi phạm đầu tiên mà không nhất thiết là hành vi đó phải từng bị xử phạt hành chính.

Thứ hai, về mặt hình phạt quy định tại Chương XV, Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cụ thể các tội phạm quy định tại các điều 146, 147, 148 Bộ luật hình sự năm 1999 thì hình phạt tối đa là “phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Những tội

phạm có hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình có thể gây ra rất nhiều hậu quả về cho những người tham gia kết hôn trái pháp luật và những người liên quan đồng thời cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ cho xã hội thì cần phải có những chế tài mạnh mẽ hơn so với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành để có tính răn đe nhằm hạn chế tối đa những tội phạm có hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và cũng góp phần đảm bảo chế độ hôn nhân gia đình theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được thực thi một cách nghiêm chỉnh.

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng quy định về chế tài giành cho những tội phạm xâm hại tới chế độ hôn nhân và gia đình còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn những hành vi xâm hại tới chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Thiết nghĩ, pháp luật cần có những sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nâng cao tính răn đe, thể hiện sự nghiêm mình của pháp luật đối với những tội phạm xâm hại tới chế độ hôn nhân và gia đình.

Chƣơng 3

NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY

HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 70 - 75)