Một số tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành về vấn đề hậu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 75 - 84)

quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật

Với vai trò là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, văn minh, tiến bộ, góp phần gìn giữ và xây dựng nét đẹp truyền thống của gia đình Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã tạo hành lang pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình và xã hội, hạn chế dần các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi kết hôn trái pháp luật, trong đó luật cũng có những quy định rất cụ thể hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật. Việc quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật đã góp phần giải quyết hệ quả mà hôn nhân trái pháp luật gây ra, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế tình trạng kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình đưa luật về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật vào thi hành và áo dụng trên thực tiễn đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế như sau:

Thứ nhất, tại sao nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật vẫn được

đăng ký kết hôn? Đây là lỗi của các bên kết hôn trái pháp luật, nhưng đồng thời cũng là do lỗi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Trong đó, người thực hiện hành vi kết hôn thường có thái độ lừa dối, giả mạo nhằm qua mặt cơ quan Nhà nước; còn về phía cơ quan Nhà nước vì do kiến thức pháp lý còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về hành vi kết hôn trái pháp

luật, đôi khi có trường hợp bao che cho người thực hiện đăng ký kết hôn. Điều này tạo ra kẽ hở của pháp luật trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi kết hôn trái pháp luật.

Thứ hai, pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành không đặt vấn đề

cấp dưỡng giữa vợ và chồng trong trường hợp việc kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối, bị cưỡng ép. Việc pháp luật không đặt ra vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy là phù hợp, bởi vì khi kết hôn trái pháp luật thì không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép, bị lừa dối thì bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn không phải tự nguyện kết hôn, họ không cố ý vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình mà do ngoại cảnh tác động, thậm chí chính bản thân người bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn cũng không ý thức được rằng mình đang thực hiện hành vi kết hôn trái pháp luật. Vì vậy, pháp luật cũng không nên cào bằng, đánh đồng việc kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép, bị lừa dối cũng giống như những việc kết hôn trái pháp luật do những nguyên nhân khác. Đồng thời, pháp luật cũng cần có những điều chỉnh phù hợp hơn về vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối, bị cưỡng ép nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp chính đáng cho bên bị lừa dối, bị cưỡng ép, hay nói đúng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ khi bị lừa dối, bị cưỡng ép kết hôn.

Thứ ba, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành chưa quy định một

cách rõ ràng, cụ thể về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật đối với người thứ ba ngay tình. Trong Luật hôn nhân và gia đình không có bất cứ quy định nào về hậu quả pháp lý đối với người thứ ba ngay tình khi việc kết hôn trái pháp luật bị Tòa án tuyên hủy. Quy định về giao dịch dân sự đối với người thứ ba ngay tình chỉ được quy định tại Điều 133, Bộ luật dân sự 2015.

sự đối với người thứ ba ngay tình chứ chưa trả lời vấn đề trách nhiệm liên đới như thế nào khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết vấn đề hủy kết hôn trái pháp luật, bên cạnh đó cũng gây ra những thiệt thòi nhất định cho người thứ ba khi thực hiện giao kết hợp đồng với những đối tượng kết hôn trái pháp luật

Thứ tƣ, Pháp luật hiện hành đưa ra mức chế tài đối với hành vi kết hôn

trái pháp luật còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe nên hiệu quả ngăn chặn hành vi kết hôn trái pháp luật còn hạn chế. Thực tế, mức xử phạt hành chính mà pháp luật quy định vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, thường chỉ dừng ở mức từ một đến 3 triệu đồng. Trong khi đó, quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình ở Chương XV, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cũng đưa ra mức hình phạt khá nhẹ như tác giả đã phân tích tại mục 2.3.2.1 của luận văn. Như vậy, việc đưa ra chế tài xử lý hành chính và xử lý hình sự quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật

3.2.1. Một số giải pháp lập pháp

Thứ nhất: Cần có những quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục đăng

ký kết hôn một cách rõ ràng, mạch lạc và có chế tài với những ai cố tình vi phạm thủ tục về đăng ký kết hôn. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật mà vẫn được đăng ký kết hôn. Bởi vậy, Việc pháp luật quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn một cách rõ ràng, mạch lạc và có chế tài với những ai cố tình vi phạm thủ tục về đăng ký kết hôn sẽ góp phần quan trọng nhằm hạn chế được tình trạng kết hôn trái pháp

luật mà vẫn được đăng ký kết hôn, đồng thời việc đưa ra chế tài đối với những ai cố tình vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn cũng góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên trong đó có cơ quan Nhà nước trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Thứ hai: Cần sửa đổi, bổ sung vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng

trong trường hợp việc kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép, bị lừa dối bị Tòa án tuyên hủy.

Pháp luật hiện hành không đặt ra vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy. Điều này là phù hợp bởi khi đã là hôn nhân trái pháp luật thì không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ như những cuộc hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép, bị lừa dối thì pháp luật cũng cần có những sự điều chỉnh một cách linh hoạt hơn nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho người phụ nữ- những người yếu thế và gặp nhiều khó khăn khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy.

Thứ ba: Pháp luật về hôn nhân và gia đình cần bổ sung quy định về

hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật đối với người thứ ba ngay tình.

Pháp luật hiện hành khi quy định về giao dịch dân sự đối với người thứ ba ngay tình chỉ đưa ra các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự với người thứ ba ngay tình chứ chưa quy định về trách nhiệm liên đới đối với người thứ ba ngay tình như thế nào, đặc biệt là trong trường hợp việc kết hôn trái pháp luật bị Tòa án tuyên bố hủy. Việc bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật đối với người thứ ba ngay tình sẽ là một sự bổ sung những hạn chế của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, đồng thời tạo hành lang pháp lý giúp cho các cơ quan Nhà nước có thể dễ dàng xử lý vụ việc một cách công bằng. Thêm vào đó, việc bổ sung thêm quy định về

hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật đối với người thứ ba ngay tình cũng giúp bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người thứ ba ngay tình trong các giao dịch dân sự.

Thứ tƣ: cần có những chế tài xử lý mạnh mẽ hơn đối với những trường

hợp kết hôn trái pháp luật.

Hiện nay các hình thức xử lý hôn nhân trái pháp luật được pháp luật quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, mức chế tài đối với hành vi kết hôn trái pháp luật vẫn còn khá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Bởi thế, cần đưa ra mức chế tài nặng hơn khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật như nâng mức xử phạt hành chính đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật và nâng hình phạt tù khi xử lý các tội phạm xâm hại chế độ hôn nhân và gia đình.

3.2.2. Một số giải pháp trong tổ chức thi hành, phổ biến và áp dụng pháp luật

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức thực thi pháp luật của người dân. Bởi vậy, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần đưa ra nhiều giải pháp nâng cao tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật tới người dân từ trung ương tới địa phương đặc biệt là đưa pháp luật tới các trường học, cơ sở giáo dục để giáo dục pháp luật cho tầng lớp học sinh, sinh viên để người dân có thể nắm bắt và hiểu được quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và vấn đề kết hôn trái pháp luật nói riêng. Hơn thế nữa, cần đặc biệt chú trọng giáo dục pháp luật cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo bởi những người dân ở những vùng này thường ít có những điều kiện tiếp cận pháp lý nên cần tuyên truyền và giáo dục nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội như Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội Thanh niên.... để đưa ra được kế

hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật hợp lý và có tính hiệu quả cao. Thường xuyên in ấn tờ rơi, bane, sổ tay pháp luật.... để giới thiệu, tuyên truyền pháp luật tới mọi đối tượng quần chúng nhân dân.

Cùng với đó, Nhà nước cần không ngừng mở các lớp đào tạo, tập huấn nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhằm giúp họ hiểu, nắm rõ và có thể hướng dẫn cho người dân những quy định của pháp luật trong đó có những quy định về hôn nhân và gia đình.

Cần nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính đặc biệt là việc quản lý tình hình xã hội nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp kết hôn trái pháp luật, từ đó đưa ra những phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động tư pháp. Thay đổi phương thức quản lý từ hộ gia đình sang quản lý cá nhân theo chứng minh thư nhân dân nhằm quản lý tốt hơn về tình trạng hôn nhân của mỗi chủ thể trong xã hội. Pháp luật cần nâng cao hơn nữa mức chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa nhằm tăng cường tính răn đe của pháp luật, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký phức tạp, rườm rà.

KẾT LUẬN

Hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển ngày một văn minh, tiến bộ hơn. Nhưng không vì thế mà tình trạng hôn nhân trái pháp luật không còn và những hậu quả pháp lý của tình trạng hôn nhân trái pháp luật cũng ngày một đa dạng và phức tạp hơn.Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật là tổng hợp những vấn đề pháp lý phát sinh từ hành vi kết hôn trái pháp luật. Hôn nhân trái pháp luật không chỉ xâm hại tới những quyền và lợi ích chính đáng của con người mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, đi ngược lại với truyền thống đạo đức, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, đi ngược lại với chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, việc pháp luật quy định về vấn đề hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên thực hiện hành vi kết hôn trái pháp luật mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người liên quan, đồng thời góp phần giữ gìn đạo đức, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, trong hoàn cảnh đất nước ta đổi mới ngày càng mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với thế giới nên kinh tế, xã hội có rất nhiều thay đổi đã hình thành nên những lối sống, những phong cách sống khác nhau, giá trị đạo đức bị suy giảm, thiếu sự tôn trọng pháp luật. Vì thế tình trạng hôn nhân trái pháp luật diễn ra ngày càng phức tạp với những hình thức phong phú khác nhau đã gây ra những nhức nhối cho gia đình và xã hội. Qua những nghiên cứu của luận văn về vấn

đề Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo Luật hôn nhân

gia đình năm 2014, chúng ta có thể nghiên cứu và đánh giá được những vấn

đề về lý luận về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Qua đó nhận thấy đây là một vấn đề pháp lý rất quan trọng đối với đời sống xã hội và cần có sự quan tâm hơn nữa đối

với vấn đề này. Từ việc soi chiếu lý luận vào thực tiễn đã thấy những điểm mạnh và những điểm tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành. Đồng thời luận văn cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình văn minh, tiến bộ, vì con người, bảo vệ quyền con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học về luật hôn nhân và gia

đình Việt Nam, tập 1, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ngô Thị Hường (1999), “Những vấn đề về sự tự nguyện khi kết hôn”,

Luật học, (1), tr.17- 21

3. Bùi Thị Mừng (2011), “Về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí luật học, (11).

4. Ph. Ăngghen (1884), Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Phạm Quỳnh Phương (2013), Người đồng tính, song tính và chuyển giới

ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

6. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

7. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

8. Quốc hội (1986), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

9. Quốc hội (1986), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

10. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội

11. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội

13. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội

14. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

15. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

16. Nguyễn Quang Thắng (2002), Khảo lược Hoàng Việt luật lệ (bước đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 75 - 84)