Những thành tựu đạt được của pháp luật về sáp nhập,hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 47 - 49)

pháp nhân là ngân hàng thương mại

Thứ nhất, về khung pháp lý: Hiện nay, các văn bản pháp lý đang quy định hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM gồm có: Luật Dân sự 2015, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư và các quy định khác về thuế, lao động, sở hữu trí tuệ,... và các các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Thứ hai, việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM mang lại những lợi ích nhất định đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM nói riêng:

- Góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống NHTM Việt Nam:

Các NHTM Việt Nam đã thành công trong việc tăng vốn điều lệ để đạt tiêu chuẩn quốc tế về chỉ số an toàn vốn 8%, lợi nhuận trong ngành luôn đạt mức cao, tỷ lệ nợ xấu giảm với một hệ thống mạng lưới rộng khắp.

- Được sự hỗ trợ về khoa học công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý tài chính từ các NHTM lớn.

- Sự can thiệp của các cơ quan quản lý của Nhà nước có một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết:

Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ xác định một trong các giải pháp hữu hiệu để tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có tái cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng là hoạt động sáp nhập, hợp nhất.

Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg được ban hành nhằm phát triển hệ thống các TCTD đa năng, hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc

đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh hơn. Trong đó, khẳng định một trong ba trọng tâm tái cấu trúc kinh tế là cơ cấu lại hệ thống tài chính, trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Việt Nam để nhằm ngăn chặn những rủi ro, nguy cơ lớn có thể xảy ra và tác động xấu đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM tại Việt Nam, vốn dĩ đang bùng nổ hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệ thống ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất, Chính phủ đã xác định Việt Nam có thể thực hiện được việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống nhằm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin vậy và có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

Chính phủ đã xác định việc các ngân hàng tiến hành sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: trên cơ sở các TCTD tự nguyện sáp nhập, hợp nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan, là cần thiết và phù hợp với nguyên tắc chung trong cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.

Nguyên tắc 2: các ngân hàng bắt buộc phải sáp nhập, hợp nhất theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp này được đưa ra để áp dụng đối với các TCTD yếu kém, không muốn tự nguyện sáp nhập, hợp nhất thì bắt buộc phải sáp nhập, hợp nhất; hoặc Ngân hàng Nhà nước đứng ra chỉ đạo các NHTM thực hiện. Đây chính là giải pháp của Chính phủ nhằm giải quyết triệt để những hạn chế, bất cập của hệ thống. Theo đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, công nợ, vốn tự có và mức độ án toàn của TCTD.

Đối với các TCTD yếu kém do Ngân hàng Nhà nước công bố sẽ phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp và cần phải có phương án cơ cấu lại phù hợp với mức độ rủi ro, yếu kém và điều kiện cụ thể của TCTD đó. Cụ thể như sau:

+ Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp mua lại vốn điều lệ hoặc cổ phần của TCTD yếu kém để chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa một bước TCTD, sau đó sáp nhập, hợp nhất với TCTD khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư đủ điều kiện.

+ Xem xét, cho phép TCTD nước ngoài sáp nhập, hợp nhất với các TCTD ở Việt Nam. Thông qua việc sáp nhập, hợp nhất trên sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Trong từng trường hợp cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét, tăng giới hạn sở hữu cổ phần của TCTD nước ngoài tại các NHTM yếu kém được cơ cấu lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 47 - 49)