Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 55 - 68)

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM của một số nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Về khung pháp lý: Tại các nước như Mỹ, Hàn Quốc đều có hệ thống pháp luật rõ ràng và nhất quán quy định về hoạt động sáp nhập, hợp nhất NHTM hoặc các tổ chức tài chính. Đây được coi là cơ sở để thúc đẩy hoạt động này phát triển, góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính – ngân hàng.

- Về vai trò của Chính phủ: Đa phần các thương vụ sáp nhập, hợp nhất đều chịu sự ảnh hưởng lớn của chính sách điều hành của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ví dụ như trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng với sự tham gia của Chính phủ Mỹ, FDIC đã thành công trong việc trực tiếp xử lý, tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và theo đó, nền kinh tế Mỹ đã dần ổn định và phục hồi. Như vậy, có thể thấy được vai trò quan trọng của Chính phủ Mỹ trong việc phối hợp với FDIC để giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chính tại Mỹ.

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất không phải là phương pháp tốt nhất trong mọi trường hợp, nhưng nhìn chung, đây là con đường mà các bên lựa chọn trong điều kiện phát triển thị trường, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế. Về nguyên tắc, đối với những nước có hệ thống ngân hàng hoạt động yếu kém, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thì hoạt động sáp nhập, hợp nhất là một trong những giải pháp tốt nhằm chống lại sự suy thoái hoặc yếu kém của các ngân hàng. Các ngân hàng dùng hoạt động sáp nhập, hợp nhất để tự cứu lấy tình hình tài chính của mình, sau đó có thể nhờ đến sự can thiệp của nhà nước.

- Về trách nhiệm của các cơ quan giám sát: Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, pháp luật đều có quy định hệ thống cơ

quan giám sát. Bên canh đó, việc quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của các cơ quan này trong các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để việc sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quy trình chặt chẽ và đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội.

- Về vai trò của các cơ quan quản lý: Tại Mỹ, Hàn Quốc đều có một cơ quan quản lý hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng/tổ chức tài chính có đủ năng lực tài chính, là một tổ chức đa năng, độc lập với Chính phủ và được trao những quyền năng nhất định để giải quyết hoạt động này trong mọi trường hợp. Ngoài ra, cơ quan này còn xử lý các tình huống trong trường hợp khủng hoảng hệ thống tài chính, ngân hàng xảy ra.

Tại Mỹ, FDIC được Quốc hội Mỹ trao những quyền đặc biệt để giải quyết các vụ đổ bể ngân hàng (kể cả khi pháp luật có quy định khác). Cụ thể, FDIC được phép toàn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản mà không chịu sự chi phối của cổ đông, tòa án các cấp, hoặc cơ quan kiểm soát khác. Để đảm bảo khả năng thanh toán, FDIC được FED và Bộ tài chính Hoa Kỳ cấp hạn mức tín dụng đặc biệt 30 tỷ USD để bù đắp các khoản thâm hụt do chi trả bảo hiểm và một số biện pháp có hiệu quả khác.

- Về việc công khai, minh bạch thông tin: Ở Mỹ, Hàn Quốc, các ngân hàng rất chuyên nghiệp trong việc công bố các thông tin liên quan đến hoạt động của mình như giá cổ phiếu, thương hiệu, thị phần, thị trường, tài chính, tình hình hoạt đông kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể,… Các thông tin liên quan đến hoạt đông của ngân hàng đều phải được công khai trên Website của ngân hàng đó và cơ quan quản lý FDIC để cổ đông, khách hàng, các ngân hàng khác, đối tác làm ăn hay các đối thủ kinh doanh đều có được thông tin cơ bản về ngân hàng. Như vậy, có thể nhận thấy, tính công khai, minh bạch về thông tin của các ngân hàng ở các nước phát triển là tương đối cao.

- Về việc tư vấn của các tổ chức trung gian: Sự thành công của các thương vụ sáp nhập, hợp nhất không thể không nhắc đến vai trò của các tổ chức tư vấn trung gian. Hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thành công chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp của các công ty tư vấn trung gian này. Ví dụ, Công ty Morgan Stanley là công ty tài chính hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực tư vấn.

2.3.Nhữnghạn chếtrong các quy định của pháp luật về việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thƣơng mại

Một cơ sở pháp lý thông thoáng sẽ tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động sáp nhập, hợp nhất, tái cơ cấu nói chung, hoạt động sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM ở Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một số nhận định chung về những hạn chế quy định và điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM như sau:

Thứ nhất là sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật khi quy định về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Các quy định của pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam còn chồng chéo, chưa có văn bản hướng dẫn các thủ tục, quy trình sáp nhập, hợp nhất rõ ràng, cụ thể trong khi các văn bản luật lại có quy định khác nhau làm cho việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp gặp khó khăn trong xác lập các giao dịch,… Ngoài ra, thẩm quyền quản lý của các đơn vị chủ quản đối với từng loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Hiện tại, các hoạt động sáp nhập, hợp nhất liên quan tới doanh nghiệp niêm yết do Ủy ban chứng khoán Nhà nước quản lý, liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, liên quan đến các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quản lý. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng chưa thống nhất được hoạt động sáp nhập, hợp nhất là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, điều kiện nào để chuyển hóa từ

đầu tư trực tiếp thành đầu tư gián tiếp và ngược lại. Nếu mỗi cơ quan nhìn nhận sáp nhập, hợp nhất dưới góc độ riêng thì không thể xây dựng được cơ chế, chính sách thống nhất nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động này.

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM đã và đang diễn ra nhưng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này vẫn còn những hạn chế nhất định. Hiện nay, Việt Nam chưa có một Luật riêng quy định về trình tự và nguyên tắc về hoạt động sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Các quy định về sáp nhập, hợp nhất được quy định rải rác trong các luật như quy định về sáp nhập và hợp nhất pháp nhân trongBộ luật dân sự 2015; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Cạnh tranh 2004;… và các văn bản pháp luật chuyên ngành tài chính ngân hàng. Điều chỉnh trực tiếp việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Xét về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì Thông tư có hiệu lực thấp hơn so với các luật nên đây cũng là lý do cản trở hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động sáp nhập, hợp nhất NHTM. Do đó, để có thể điều chỉnh có hiệu quả hoạt động sáp nhập, hợp nhất NHTM thì việc có một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao là một điều cần thiết.

Thứ hai là các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất; trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất. Pháp luật liên quan đến sáp nhập, hợp nhất NHTM cũng có những giới hạn nhất định đối với hình thức pháp lý của các chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất.Theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT- NHNN về việc sáp nhập, hợp nhất thì ngân hàng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 36 có thể sáp nhập, hợp nhất vào một ngân hàng khác; công ty tài chính, tổ chức tín dụng hợp tác có thể sáp nhập, hợp nhất vào ngân hàng. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động một số hoạt động kinh doanh nhất

định trong đó có hoạt động cho thuê tài chính. Như vậy, trong trường hợp một NHTM muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính thì cần phải thành lập mới công ty con đảm nhận hoạt động này mà không được thông qua cách thức sáp nhập một công ty cho thuê tài chính. Những quy định trên đây trong một chừng mực nhất định đã hạn chế quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (TCTD), là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD; Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD. Trong lĩnh vực ngân hàng, những giới hạn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đều được đặt ra nhằm đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Như vậy, việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng cũng cần phải đảm bảo sau khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất không dẫn đến tình trạng sự kết hợp tỷ lệ vốn vi phạm những quy định này. Hiện nay, có một thực trạng đang diễn ra đó là sở hữu chéo ngân hàng, tức là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cùng một lúc nhiều ngân hàng. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng lách luật để sở hữu tỷ lệ cổ phần tại các ngân hàng lớn quy định giới hạn. Điều này có thể được biểu hiện rõ khi các ngân hàng có các đồng chủ sở hữu này sáp nhập lại. Việc khống chế tỷ lệ nắm giữ là nhằm hạn chế sự chi phối của các cá nhân, tổ chức và tăng tính đại chúng, tuy nhiên, với hiện tượng sở hữu chéo và ủy thác đầu tư đan xen phức tạp hiện nay thì thực chất những quy định về tỷ lệ nắm giữ tối đa không có nhiều giá trị và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tái cơ cấu ngân hàng.

Về trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất: sáp nhập, hợp nhất NHTM là hoạt động quan trọng có thể tạo ra những ảnh hưởng to lớn đến hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Để tránh tạo ra những tác động tiêu cực, quy định về sáp nhập, hợp nhất ngân hàng cần được kiểm soát và tuân thủ nghiêm ngặt theo sự quy định của cơ quan có thẩm quyền. Quy định này cũng đòi hỏi sự khách quan, trung thực của các chủ thể tham gia sáp nhập, hợp nhất.

Trình tự sáp nhập, hợp nhất được quy định cụ thể tại Thông tư 36/2015/TT-NHNN. Theo đó, các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất cần phải phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập, hợp nhất; hợp đồng sáp nhập, hợp nhất và điều lệ TCTD sau sáp nhập, hợp nhất và các tài liệu nỳ phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất thông qua. Có thể nhận thấy đây là những văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc sáp nhập, hợp nhất NHTM diễn ra. Cơ quan có thẩm quyền đó khi thông qua các văn bản này cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với những nội dung đó. Việc thống nhất xây dựng được Đề án sáp nhập, hợp nhất và Hợp đồng sáp nhập, hợp nhất giữa các bên tham gia sáp nhập không phải là điều đơn giản. Đối với Đề án sáp nhập,hợp nhất,các bên cần phải làm rõ được những vấn đề về tình hình tài chính, lý do sáp nhập, hợp nhất, phương án xử lý trong trường hợp một hoặc một số NHTM tham gia sáp nhập đơn phương, hủy bỏ thỏa thuận sáp nhập, hợp nhất… Trên thực tế, khi đàm phán thì bên nào mạnh hơn có thể sẽ áp đặt ý kiến chủ quan của mình và bắt buộc bên yếu thế phải chấp thuận.

Việc đánh giá tình hình tài chính để xây dựng Đề án sáp nhập, hợp nhất có vai trò làm cơ sở cho các bên quyết định các vấn đề tiếp theo như: phương án kinh doanh, lộ trình sáp nhập, phương thức và thời gian chuyển đổi vốn cổ phần, các hình thức chuyển đổi vốn cổ phần và tỷ lệ chuyển đổi tương ứng,… Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất, các NHTM phải có

báo cáo tài chính đã được kiểm toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định của NHTM tham gia sáp nhập, hợp nhất thống nhất sử dụng để tiến hành xây dựng Đề án sáp nhập, hợp nhất. Thực chất, ngay khi bắt đầu có ý định tiến hành sáp nhập, hợp nhất, các chủ thể này đã cần phải xây dựng một chiến lược sáp nhập, hợp nhất có tính khả thi, tránh sự dàn trải và thiếu hiệu quả. Để thực hiện được bước đi này, các NHTM cần phải tự kiểm tra lại tình hình tài chính của mình để có thể hiểu rõ nhất các điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục. Các NHTM cũng cần làm việc với các nhà phân tích và tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh để hình thành một chiến lược phát triển rõ ràng và thích hợp.

Ngoài ra, trong việc định giá tài sản cũng bộc lộ những bất cập nhất định. Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Đây là quy định mang tính chất liệt kê các loại tài sản. Theo đó, các yếu tố về tiền và giấy tờ có giá cũng có được phân loại, yếu tố quyền tài sản thì khó có thể xác định phạm vi. Vấn đề quyền sở hữu dường như bị tách biệt với tài sản. Tức là khái niệm tài sản không bao trùm quyền sở hữu, trong khi vẫn quy định các vấn đề chuyển dịch tài sản gắn với quyền sở hữu. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định giá trị các khoản tài sản làm nên giá trị doanh nghiệp, gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Bên cạnh đó, đối với các chủ thể là NHTM, tài sản còn mang những tính chất đặc thù riêng. Tài sản của NHTM phần lớn là các khoản vay, mỗi khoản vay đều có những rủi ro và đặc thù khác nhau. Kèm theo các khoản vay là các tài sản đảm bảo cũng như những khoản nợ xấu của ngân hàng. Đây là những yếu tố khó xác định trong quá trình thẩm định tài sản của chủ thể này. Nếu chỉ định giá dựa trên các khoản mục, bảng cân đối kế toán trên sổ sách, không phản ánh được thực chất giá trị thương hiệu, thị phần của ngân hàng,…

Minh chứng cho tình trạng này trên thực tế là trường hợp cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã bị kéo dài do gặp nhiều vướng mắc và thiếu thống nhất trong quá trình định giá các tài sản của ngân hàng này. Hay trường hợp sáp nhập giữa Ngân hàng Sài Gòn Công thương và NHTM cổ phần Gia Định; Ngân hàng Sài Gòn Thường Tín và Ngân hàng Sông Kiên (Kiên Giang) gặp khó khăn do không thống nhất được phương thức định giá.

Ngoài việc xác định giá trị tài sản bằng nhiều phương pháp thì giá cổ phiếu của hai ngân hàng niêm yết trên sàn cũng là một yếu tố để xác định giá trị ngân hàng. Trên thực tế, ngoài việc được xác định giá trị dựa trên các phương thức tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 55 - 68)