Về quy định quản lý vốn và sử dụng vốn trong Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 89 - 92)

nhà nƣớc:

Hiện nay nước ta, đang thí điểm thành lập tập đồn kinh tế nhà nước thì cũng nên cải cách cơ chế giám sát của chủ sở hữu. Cơ chế giám sát đó hiện nay ở Việt Nam chưa rõ lắm. Từ bài học Vinashin, Việt Nam cần gấp rút nghiên cứu các mơ hình chun trách kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, theo hướng lập ra ủy ban quản lý công sản độc lập với chức năng quản lý nhà nước để thực hiện việc quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước.

- Nên tăng cường kiểm toán vốn nhà nước ở các Tập đoàn kinh tế, yêu cầu phải kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các công ty, thuộc các Tập đoàn

kinh tế nhà nước. Số liệu tài chính từng q của các cơng ty trong tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng như số liệu tài chính tổng kết của cả một Tập đồn phải rõ ràng, cơng khai, minh bạch, có thể nên quy định phải cơng khai các số liệu tài chính này trên các cơ quan ngơn luận chính thống của Việt Nam như báo hình hoặc báo viết, để nhân dân và Nhà nước cùng giám sát việc sử dụng tài chính trong các cơng ty, các Tập đồn kinh tế này.

- Để minh bạch trong việc quản lý vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế, chúng ta cần tăng cường năng lực, quyền hạn cho Kiểm toán nhà nước, để tần suất kiểm tốn các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước được rút ngắn lại. Cần có sự phối hợp giữa kiểm tốn nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm tốn, khơi phục hoạt động kiểm tốn nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo hướng đó, sẽ giảm được áp lực cho các tổ chức kiểm toán độc lập cũng như các tổ chức kiểm toán nhà nước. Đồng thời, trách nhiệm quản lý vốn nhà nước cũng như quản trị doanh nghiệp chắc chắn sẽ được xem xét và quan tâm hơn.

- Nên quy định chặt chẽ về việc sử dụng vốn trong tập đồn. Ví dụ: u cầu các tập đồn phải có báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế theo từng quý, về việc sử dụng vốn đầu tư kinh doanh, lợi nhuận đạt được lên cơ quan nhà nước có chức năng giám sát quản lý tài chính, để nhà nước kịp thời nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp và để có những quyết định hợp lý.

Như đã đã phân tích hạn chế về quản lý tài chính theo Nghị định số 09/2009/NĐ – CP về ban hành quy chế quản lý tài chính của cơng ty nhà nước và quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác ở phần thực trạng. Hội đồng quản trị có quyền quyết định đầu tư các dự án có giá trị tới 50% tổng giá trị tài sản; Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc được toàn quyền quyết định đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đối với dự án bằng 50% vốn điều lệ. Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc có nhiều quyền hạn trong việc bán, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; được phép huy động vốn tối đa gấp 3 lần vốn điều lệ hoặc bán

tài sản có giá trị bằng 50% tổng số tài sản của doanh nghiệp mà không cần xin phép Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định này, nếu áp dụng với Tập đoàn kinh tế nhà nước thì đây được coi sơ hở lớn trong việc quản lý tài chính, nguồn vốn của nhà nước. Bởi các Tập đoàn kinh tế này nắm nguồn vốn vô cùng lớn. Ví dụ: Tập đồn Dầu Khí Việt Nam vốn điều lệ chiếm lên đến 117.682 tỷ đồng. [2].

- Để quản lý vốn nhà nước chặt chẽ, cần thay đổi quy định này đối với tập đoàn kinh tế nhà nước. Pháp luật vẫn cho phép hội đồng quản trị, tổng giám đốc chủ động, tự quyết trong việc sử dụng vốn, quyết định những vấn đề liên quan đến tài sản Tập đoàn, nhưng giảm bớt giá trị tài sản được phép tự quyết xuống còn khoảng 30% tổng giá trị tài sản, trên 30% thì phải có sự phê duyệt của Thủ Tướng Chính phủ.

- Pháp luật nên quy định chặt chẽ về vấn đề đầu tư dự án trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động sử dụng vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước phải theo dõi sát sao danh mục các dự án đầu tư, nguồn vốn huy động để đầu tư; hiệu quả đầu tư vốn ra ngồi doanh nghiệp; tình hình quản lý cơng nợ và khả năng thanh toán nợ…

- Khi xét duyệt các dự án mà lãnh đạo của các Tập đoàn kinh tế trình lên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét thật kỹ lưỡng, phân tích cái được cái mất khi làm dự án đó, và xem dự án có tính khả thi cao hay khơng, dự án đó có đem lại lợi ích kinh tế tích cực cho nhà nước hay khơng. Nếu xét thấy khả thi thì mới xét duyệt cho phép thực hiện dự án. Tránh việc đầu tư vốn dàn trải nhiều ngành nghề, không hợp lý làm thất thốt tài chính của nhà nước của nhân dân.

- Nên quy định lại tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu, cho phép nợ là bao nhiêu, và quá nợ phải có biện pháp xử lý như thế nào, không nên để các Tập đoàn được tự do vay nợ quá nhiều.

- Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh cho từng tập đoàn theo mục tiêu dài hạn, nhằm phục vụ cho chính sách cơ cấu của Chính phủ.

- Để nâng cao chất lượng, cũng như tính khả thi ở các dự án đầu tư của Tập đoàn kinh tế nhà nước, tránh tình trạng làm thất thốt tiền vốn của Nhà nước, của nhân dân, hoặc lãng phí đất đai thuộc các dự án; Nhà nước có thể quy định người dân được phép tham gia giám sát vào các chương trình, dự án đầu tư của Tập đoàn kinh tế nhà nước tại các địa phương từ việc xây dựng kế hoạch đầu tư, đến việc thực hiện dự án, tiến độ triển khai dự án. Người dân sẽ giám sát thông quan cơ quan dân cử là Hội đồng nhân dân tại địa phương. Nếu thấy việc thực thi dự án không tốt cơ quan này sẽ thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời xử lý.

3.3.4. Về quy định đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt

động kinh doanh của các cơng ty con trong tập đồn kinh tế nhà nƣớc.

Hiện nay, các công ty con nằm trong các tổng cơng ty nhà nước, các Tập đồn kinh nhà nước ở Việt Nam vẫn cịn theo thói quen cũ, chưa chủ động nhiều về hoạt động kinh doanh của mình, vẫn cịn ỷ lại vào cơng ty mẹ, khơng tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, dẫn đến hiệu quả kinh doanh khơng cao, nhiều khi cịn làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản. Điều đó ảnh hưởng đến nguồn vốn, lợi nhuận của nhà nước rất nhiều. Vì vậy, chúng ta phải có những quy định pháp lý để đảm bảo cho tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của các công ty con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 89 - 92)