PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 102 - 104)

- Thứ ba, để tăng tính chủ động tự giác, tự chịu trách nhiệm về kết quả

PHẦN KẾT LUẬN

Những Tập đoàn kinh tế nhà nước, vốn là những tổng công ty và công ty lớn (cịn gọi là tổng cơng ty 90, 91), khoảng năm - sáu năm nay được phép thí điểm xây dựng theo mơ hình tập đồn. Đó là những tập đồn nằm trong diện được Nhà nước đầu tư lớn, với nhiều ưu đãi, có hệ thống tổ chức cơng ty mẹ - cơng ty con... trong khi thực tế cịn có nhiều cơng ty mạnh, hoạt động như tập đoàn nhưng chưa mang danh tập đoàn mà tới đây thiết nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần phải có sự đánh giá, tổng kết.

Theo xu hướng hiện nay, các nhà lãnh đạo cho rằng, Tập đồn có vốn lớn, chiếm vị thế chi phối ở các ngành trong lĩnh vực kinh tế. Hệ quả là ở một số nơi các doanh nghiệp đã nhanh chóng phình to cả về quy mô vốn và lĩnh vực tham gia, để có thể “nâng cấp” thành Tập đồn. Với bài học Vinashin vừa qua, có thể thấy rằng dù doanh nghiệp này được đổ nhiều vốn, được cho hưởng những cơ chế thuận lợi nhưng can thiệp cũng mạnh mẽ, khiến lãnh đạo doanh nghiệp này khó độc lập theo nghĩa doanh nghiệp làm kinh tế. Vì được “ưu ái”, “cưng chiều” như vậy nên mới xảy ra hậu quả nghiệm trọng vừa qua. Sự cố Vinashin sau 11 lần kiểm tra, thanh tra, hiện vẫn chưa có lời giải chính là một bài học chua xót và đắt giá, và có thể trên thực tế có nhiều Vinashin khác chưa bị phanh phui. Có thể nói, bức tranh tồn cảnh về các Tập đoàn kinh tế nhà nước của ta đang ở thời kỳ q độ, chuyển đổi mơ hình, nên thực tế có những điều cịn mới mẻ, sự phát triển còn non yếu và chưa trưởng thành cũng là dễ hiểu. Nhà nước ta đang trên đường trở thành Nhà nước pháp quyền, luật pháp còn đang trên đường hồn thiện, lại chưa có một nền hành chính cơng minh bạch; kiểm tra, giám sát chưa thực sự đi vào nề nếp, khi thì chặt chẽ, chồng chéo, khi lại q bng lỏng. Một điểm yếu mn thuở khác: chúng ta có luật, nhưng vẫn thiếu chế tài xử lý...

Do vậy, chiến lược phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước chỉ có thể thành cơng khi có một bước tiến thực sự về cải cách hành chính, cải cách tư

pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, văn hoá doanh nghiệp được chú trọng, nguồn nhân lực được cải thiện về trình độ và chất lượng. Đây là một bước đường gian nan, động chạm nhiều thứ, không thể khơng phịng ngừa sự biến tướng từ các nhóm lợi ích khiến một số người được giao nắm trong tay những tài sản lớn của quốc gia mà cố tình quên đi hoặc xao lãng trách nhiệm xã hội, làm tổn thương nền kinh tế và cản trở sự phát triển của đất nước.

Như vậy, tập đoàn kinh tế là mơ hình kinh doanh cịn khá mới mẻ, các quy định pháp luật còn đang dừng lại ở mức thí điểm, nhà nước cần xây dựng hồn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước tạo cơ sở cho các tập đoàn phát triển đúng hướng theo định hướng mà Đảng và nhà nước đã vạch ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 102 - 104)