Về các chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đối với tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 99 - 102)

- Thứ ba, để tăng tính chủ động tự giác, tự chịu trách nhiệm về kết quả

3.3.7. Về các chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nƣớc đối với tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc hiện nay

đoàn kinh tế Nhà nƣớc hiện nay

Khi Nhà nước cịn “đỡ đầu” cho tập đồn kinh tế nhà nước thì cịn xuất hiện nhiều hiện tượng không phù hợp với cơ chế thị trường như việc xóa nợ khoanh nợ khơng áp dụng Luật phá sản đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh (điều mà Nhà nước đang hướng tới xóa bỏ) vừa gây tổn thất về kinh tế cho Nhà nước. Việc các tập đồn kinh tế nhà nước khơng cịn khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn, thậm chí có số nợ gấp hơn chục lần số vốn điều lệ mà vẫn được tiếp tục tồn tại đã mang lại hệ lụy khó lường và khó có thể khắc phục. Xảy ra tình trạng này là do vẫn cịn có quan điểm cho rằng nếu để một tập đoàn kinh tế nhà nước phá sản thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế như: làm mất việc làm của quá nhiều người lao động, gây dư luận xấu về chính trị tư tưởng…

Tuy nhiên cần xem xét vấn đề từ những khía cạnh khác nhau, Nhà nước nên ra quyết định cho các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có tập đồn kinh tế phá sản khi chúng lâm vào tình trạng phá sản. Việc phá sản một tập đồn kinh tế nhà nước có hoạt động kinh doanh yếu kém, thua lỗ kéo dài sẽ là lời cảnh báo hữu hiệu nhất đối với các tập đoàn kinh tế khác, nhằm tạo động lực nội tại giúp chúng phát triển, còn vấn đề việc làm của người lao động trong tập đoàn kinh tế nhà nước bị phá sản sẽ được xã hội tự điều chỉnh theo quy

luật cung cầu. Ngoài ra, khi một tập đoàn thường xuyên làm ăn thua lỗ trong kinh doanh thì cũng khơng đảm bảo đời sống cho người lao động.

Ngoài ra, một tập đoàn kinh tế nhà nước muốn phát triển mạnh mẽ có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường thì cũng cần phải có người đứng đầu giỏi, có khả năng lãnh đạo tập đoàn ngày càng vững mạnh và đi lên. Muốn vậy, Nhà nước nên thay đổi quy định về cơ chế Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Tổng giám đốc bằng cơ chế cho các doanh nghiệp thành viên tự lựa chọn Tổng giám đốc của tập đoàn kinh tế nhà nước. Chỉ cần chủ tịch hội đồng quản trị là người do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm để đại diện cho phần vốn của nhà nước trong tập đồn kinh tế. Cịn Tổng giám đốc tập đoàn do hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên hội đồng quản trị hoặc đi thuê người khác để điều hành hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước. Do thành viên của hội đồng quản trị (trừ chủ tịch) được các doanh nghiệp thành viên bầu ra, là người đại diện cho doanh nghiệp trong bộ máy quản lý của tập đồn nên có thể coi cơ chế này đã tạo cho các doanh nghiệp thanhg viên quyền lựa chọn tổng giám đốc của mình, nhờ đó sẽ có điều kiện để lựa chọn người phù hợp có đủ các tố chất và điều kiện cần thiết để điều hành hoạt động của tập đồn. Hơn nữa, với tư cách khơng phải là người đại diện phần vốn nhà nước tại tập đồn, tổng giám đốc khơng chịu sự ràng buộc về mặt hành chính với cơ quan chủ quản nên độc lập trong điều hành hoạt động của tập đoàn. Nhà nước sẽ chỉ thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua hoạt động của chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Về chiến lược và các chính sách nhằm phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, Nhà nước cần vạch ra lộ trình rõ ràng, các mục tiêu đề ra trong thời điểm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách cụ thể. Khơng nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn với mong muốn ngay lập tức các tập đoàn sẽ lớn mạnh. Nên để các tập đoàn kinh tế nhà nước hình thành với quy luật vốn có, từ thấp đến cao, từ quy mơ nhỏ đến quy mô lớn. Không nên “đổ” quá nhiều vốn vào các Tập đoàn làm cho các tập đoàn ỷ lại nhà nước cho rằng nếu làm ăn thua lỗ

đã có nhà nước bảo trợ, nên đưa ra các biện pháp khuyến khích các tập đồn tự sử dụng, tận dụng hết nội lực của mình để phát triển kinh tế của tập đoàn.

Từ bài học kinh nghiệm Vinashin và một số các tập đoàn kinh tế nhà nước khác như Tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn Bảo Việt, Nhà nước cần cứng rắn và đưa ra các chính sách cấm các Tập đồn khơng được sử dụng vốn của Nhà nước đầu tư dàn trản vào các ngành nghề không thuộc lĩnh vực của mình, làm thất thốt khơng nhỏ nguồn vốn của Nhà nước. Nếu muốn đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng nhưng không thuộc ngành nghề của mình, cần phải có kế hoạch kinh doanh hợp lý, rõ ràng và trình lên cơ quan quản lý, cơ quản lý thấy khả thi và phê duyệt mới được phép làm. Làm như vậy Nhà nước sẽ khơng bị thất thốt nguồn vốn, cũng như mất đi cơ hội kinh doanh.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong q trình quản lý, thanh tra kiểm sốt các tập đồn kinh tế nhà nước. Khơng nên chỉ lắng nghe báo cáo của các tập đoàn, mà phải kiểm tra giám sát liên tục quá trình hoạt động của các tập đồn để có thể kịp thời ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra. Khi đưa ra một chính sách Nhà nước cần nghiên cứu kĩ tình hình thực tế của các tập đồn để đưa ra quyết định, cũng như có thể học hỏi kinh nghiệm có chọn lọc các chính sách và cách thức quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước ở các nước trên thế giới đã có các tập đồn kinh tế nhà nước phát triển lâu đời để có thể áp dụng một cách hợp lý, phù hợp với tập đoàn kinh tế ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 99 - 102)