Về xây dựng các quy định về điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 94 - 97)

- Thứ ba, để tăng tính chủ động tự giác, tự chịu trách nhiệm về kết quả

3.3.5. Về xây dựng các quy định về điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc.

tế Nhà nƣớc.

Tâm huyết và trách nhiệm đối với sự phát triển các Tập đoàn kinh tế ở nước ta, nhiều bài viết đã đi sâu làm rõ quan niệm về Tập đoàn kinh tế nhà nước, vai trị của các tập đồn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Các bài viết đều khẳng định: Sự ra đời các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở nước ta là cần thiết, là một tất yếu trong tiến trình đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên những quy định thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn cịn thiếu sót và tiếp tục phải hồn thiện. Hiện nay, việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đang diễn ra khá sôi động ở nước ta. Đã có khơng ít bài viết, bài phát biểu đặt đầy "niềm tin và hi vọng" vào mơ hình được gọi là mới này. Song, sự hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều điều đáng bàn và cần phải khắc phục:

- Điều đầu tiên là cho đến nay, những nghiên cứu cơ bản về tập đồn kinh tế ở nước ta cịn rất ít. Còn rất nhiều vấn đề về mặt lý luận chưa được trao đổi và thống nhất với tinh thần thẳng thắn, khách quan và khoa học. Chẳng hạn, thế nào là một tập đoàn kinh tế? Gọi là tập đoàn kinh tế hay tập đoàn doanh nghiệp? Tập đồn có phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Những vấn đề này vẫn đang còn rất nhiều tranh cãi và chưa được thống nhất. Khi chưa hiểu thấu đáo về mơ hình tổ chức tập đồn kinh tế mà đã "cho ra" hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong điều hành. Chính vì vậy, để hồn thiện mơ hình Tập đồn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thì cần có những nghiên cứu cụ thể về mơ hình này từ các nước đã sử dụng mơ hình Tập đồn kinh tế nhà nước trên thế giới, phân tích những ưu điểm và nhược điểm về cách thức hoạt động, quản lý của các tập đồn này. Sau đó đúc kết những điểm phù hợp với mơ hình Tập đồn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, từ đó xây dựng hoàn thiện quy định pháp luật về Tập đoàn kinh tế nhà nước.

- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước của ta được thành lập bằng cách cơ cấu lại, từ các nhóm cơng ty có cùng lợi ích, cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực (là những doanh nghiệp nhà nước vẫn theo thói làm ăn cũ của thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung) mà khơng phải bằng sự liên kết tự nguyện giữa các cơng ty để đạt được lợi ích kinh tế chung. Nên sự tác hại của tập đồn kinh tế khi làm ăn thiếu hiệu quả có thể gây hậu quả lớn cho nền kinh tế. Vì vậy, khi xem

xét cho phép các Tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước được lên thành Tập đoàn kinh tế, ngoài cơ quan được giao xây dựng đề án trình lên Thủ tướng chính phủ nên giao cho một cơ quan chuyên trách kiểm tra, thanh tra hoạt động, năng lực kinh doanh của các Tổng công ty, các doanh nghiệp nhà nước muốn lên thành Tập đoàn. Nếu các doanh nghiệp, Tập đồn đó có đủ khả năng kinh doanh, quản lý thật sự, và uy tín trên thương trường thì mới cho phép thành lập. Điều này, sẽ tạo nên những Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, xứng đáng với vai trò là đi đầu trong hoạt động kinh tế của đất nước.

- Một vấn đề rất cơ bản là: Tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập bằng một quyết định hành chính của Thủ tướng chính phủ. Nhân sự lãnh đạo tập đồn, cấp trên của doanh nghiệp thành viên, được cơ cấu từ cấp chính phủ, đặt dưới quyền Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự, phê duyệt kế hoạch. Trên thực tế từ trước đến nay các Tổng công ty được thành lập và hoạt động đều thuộc các Bộ chuyên trách. Việc Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã đẩy các cơ quan quản lý chuyên ngành ra rìa, xảy ra hiện tượng các tập đồn kinh tế Nhà nước “lờ” đi khơng để ý đến các quyết định của các Bộ chủ quản; mặc dù trên danh nghĩa pháp lý các Bộ vẫn phải chịu trách nhiệm về Tập đoàn kinh tế.

Nên chăng cần sửa đổi quy định pháp luật về thẩm quyền ra quyết định thành lập các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Thẩm quyền này không nên thuộc Thủ tướng chính phủ nữa mà sẽ thuộc về các Bộ chuyên trách để Thủ Tướng chính phủ về đúng vị trí của mình, là đứng đầu bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Và sẽ khơng cịn tình trạng “qua mặt” các Bộ của các Tập đoàn kinh tế vì ỷ thế người ra quyết định thành lập là Thủ tướng chính phủ nữa. Như vậy, sẽ dễ dàng quản lý hoạt động của các tập đoàn này.

- Ngoài ra, Tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập bằng cách được tổ hợp lại từ các nhóm doanh nghiệp nhà nước. Một số doanh nghiệp, công ty trong tập đồn trước đó là những cơng ty làm ăn yếu kém, trì trệ, khơng linh hoạt, chưa có khả năng thích nghi được với nền kinh tế thị trường. Các doanh

nghiệp hình thành nên tập đồn vốn là con đẻ của nền kinh tế tập trung, sinh ra khơng nhằm mục đích lợi nhuận, mà để thực hiện kế hoạch nhà nước, được điều hành trực tiếp bởi cấp hành chính thành lập ra nó, có cấp ủy lãnh đạo, tổ chức quần chúng tham gia đến tận cơ sở, nay chuyển sang cho tập đồn.

Vì vậy, muốn các Tập đồn kinh tế hoạt động và thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng mà Đảng nhà nước đề ra là “những quả đấm thép”, phải có những quy định chặt chẽ và điều kiện thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước, bắt buộc những Tổng công ty, những doanh nghiệp nhà nước muốn trở thành tập đồn phải có tiềm lực kinh tế mạnh, khả năng cạnh tranh cao, là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có uy tín trên thương trường, và có hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt. Bởi tập đoàn kinh tế nhà nước là những “mũi nhọn” đi đầu, đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có nguồn vốn nhà nước vô cùng lớn, chỉ cần những “anh cả” này hoạt động không tốt, hoặc dẫn đến thua lỗ có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế nhà nước, và làm thất thoát cả ngàn tỉ đồng của nhà nước, của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật việt nam về tập đoàn kinh tế nhà nước luận văn ths luật 60 38 50 (Trang 94 - 97)