Xem xét và đánh giá kỹ l−ỡng các bản chào tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại việt nam (Trang 100 - 101)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.6 Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quá trình ký kết và thực hiện Hợp

3.6.1 Xem xét và đánh giá kỹ l−ỡng các bản chào tài chính

Tr−ớc khi quyết định lựa chọn bên cho vay n−ớc ngoài, Bên đi vay phải tiến hành mời các đối tác quan tâm gửi bản chào tài chính đối với khoản vay để Bên đi vay xem xét đánh giá. Khi xem xét, đánh giá các bản chào tài chính cần nghiên cứu kỹ các nội dung của bản chào tài chính làm cơ sở đối chiếu so sánh để chọn ra đ−ợc ph−ơng án tài chính tốt nhất. Các vấn đề cần nghiên cứu kỹ bao gồm:

- Đối t−ợng cho vay: cần kiểm tra xem đối t−ợng cho vay tín dụng là ngân hàng nào, tình hình tài chính có đảm bảo hay không, năng lực kinh nghiệm của ngân hàng đối với các khoản vay t−ơng tự, mối quan hệ giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA) nh− thế nào?

- Thời hạn vay: Cần nghiên cứu kỹ thời hạn vay là bao lâu trong đó thời gian giải ngân là nh− thế nào (có t−ơng ứng với thời gian xây dựng Dự án và thời gian giao hàng theo Hợp đồng xuất khẩu hay không?), thời hạn trả nợ ra sao, thời điểm bắt đầu trả nợ có t−ơng ứng với dòng tiền của dự án hay không?

- Tổng số tiền vay: Cần nghiên cứu cụ thể xem tổng số tiền chào cho vay có t−ơng ứng với nhu cầu vốn cho việc nhập khẩu thiết bị hay không, có đ−ợc vay lãi trong thời gian xây dựng hay không (vì trong thời gian xây dựng thì Dự án th−ờng ch−a có doanh thu để trả lãi), có đ−ợc vay phí bảo hiểm hay không (nếu đ−ợc vay thì vay bao nhiêu phần trăm phí bảo hiểm)...

- Mức lãi suất: Vấn đề quan trọng nhất của bất kỳ khoản vay nào là lãi suất. Do đó, cần nghiên cứu kỹ về mức chào lãi suất của Bên cho vay, mức lãi suất là thả nổi hay cố định, nếu là lãi suất thả nổi thì mức lãi biên là bao nhiêu và lãi suất tham chiếu là lãi suất nào (LIBOR hay EUROBOR...)? Cần phải so sánh đối chiếu xem mức lãi suất đó có đủ hấp dẫn so với thị tr−ờng hay không?

- Đồng tiền cho vay: Cũng cần phải nghiên cứu kỹ về đồng tiền cho vay vì đồng tiền cho vay phải t−ơng ứng với đồng tiền thanh toán đối với hợp đồng xuất khẩu hay không?

- Phí bảo hiểm: Cần phải xem xét đánh giá mức phí bảo hiểm cụ thể là bao nhiêu, sử dụng bảo hiểm tín dụng của tổ chức bảo hiểm tín dụng nào? Để có đ−ợc bảo hiểm thì có cần thực hiện các thủ tục nào ?

- Các loại phí có liên quan: Ngoài vấn đề lãi suất và phí bảo hiểm cũng cần nghiên cứu kỹ các loại phí có liên quan nh− phí thu xếp, phí cam kết, chi phí pháp lý... bởi vì các loại phí này cùng với lãi suất và phí bảo hiểm sẽ hình thành nên giá của khoản vay.

- Các loại thuế phải trả: Các vấn đề về thuế cũng phải xem xét và tính toán cẩn thận để đảm bảo quyền và lợi ích cho Bên đi vay.

- Yêu cầu về bảo lãnh chính phủ: Thông th−ờng các khoản vay TDNM bao giờ cũng yêu cầu phải có bảo lãnh của Chính phủ. Do đó, phải nghiên cứu bản chào tài chính về vấn đề này thật kỹ l−ỡng về các yêu cầu bảo lãnh và các thủ tục cần phải thực hiện.

- Yêu cầu về các thủ tục khác: Bên cạnh các vấn đề nêu trên cũng cần phải quan tâm xem xét kỹ l−ỡng về các thủ tục pháp lý khác cần thiết để chuẩn bị cho khoản vay. Các vấn đề khác có thể là yêu cầu cung cấp các báo cáo tài chính của Bên đi vay, các hồ sơ tài liệu về dự án và về hợp đồng th−ơng mại..

Sau khi đã nghiên cứu kỹ các bản chào tài chính trên tất cả các khía cạnh nêu trên, kinh nghiệm cho thấy cần phải có sự phân tích tổng hợp hết sức kỹ l−ỡng để tìm ra đ−ợc bản chào tài chính hấp dẫn nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại việt nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)