Các l−u ý trong quá trình đàm phán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại việt nam (Trang 103 - 107)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.6 Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quá trình ký kết và thực hiện Hợp

3.6.3 Các l−u ý trong quá trình đàm phán:

Kinh nghiệm cho thấy việc đàm phán các điều khoản của HĐTDNM với đối tác n−ớc ngoài không phải dễ dàng khi mà (i) bản chất của giao dịch luôn là bất bình đẳng (bảo vệ quyền lợi một cách tuyệt đối cho Bên đi vay), (ii) Bên đi vay đang rất cần vốn để triển khai Dự án. Do đó, trong quá trình đàm phán phải hết sức linh hoạt và chủ động. Cần phải dự vào đặc điểm của doanh nghiệp Bên đi vay, tình hình triển khai Dự án (các điều kiện đặc thù của

Dự án) cũng nh− các quy định có liên quan của Việt nam để “lồng” vào nội dung Hợp đồng. Các vấn đề cần l−u ý trong đàm phán bao gồm:

Thứ nhất là đối với vấn đề tổng giá trị vay: Cần phải xác định rõ thời điểm bắt đầu nhận nợ của chi phí bảo hiểm và lãi trong thời gian xây dựng (trong tr−ờng hợp Bên đi vay cho vay phí bảo hiểm và lãi trong thời gian xây dựng). Vì Bên cho vay cho vay phí bảo hiểm và lãi trong thời gian xây dựng và gộp vào tổng giá trị khoản vay nên phải xác định rõ thời điểm bắt đầu nhận nợ của các khoản vay là thời điểm thực tế diễn ra việc thanh toán phí bảo hiểm cũng nh− thời điểm thực tế nhận nợ lãi vay xây dựng (tính theo từng kỳ cụ thể).

Thứ hai là vấn đề lãi suất, phí bảo hiểm và các loại phí có liên quan: Cần phải l−u ý là mức lãi suất, phí bảo hiểm và các loại phí có liên quan nh− phí thu xếp, phí cam kết thể hiện trong bản chào tài chính ch−a phải là cuối cùng và còn có thể thay đổi đ−ợc trừ đối với phí bảo hiểm do các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ấn định là không thay đổi đ−ợc. Tổng thành các loại phí này sẽ chính là “giá cả” của khoản vay. Do đó, cần thận trọng và khôn khéo trong khi đàm phán về lãi suất và các loại phí có liên quan. Do thời điểm chào lãi suất (thể hiện trong bản chào tài chính) khác với thời đàm phán trong khi mức lãi suất cho vay trên thị tr−ờng luôn biến động nên đến khi đàm phán thì có thể đã có biến động lãi suất. Do đó, cần tham khảo mức lãi suất trên thị tr−ờng tiền tệ thế giới một cách cẩn trọng để đ−a ra đ−ợc ph−ơng án đàm phán lãi suất tối −u. Cũng t−ơng tự nh− vậy đối với các loại phí có liên quan, có thể trong bản chào tài chính có nhiều loại phí mà Bên đi vay phải trả (không chỉ có phí thu xếp và phí cam kết) nên Bên đi vay cần kiên quyết đàm phán để gộp về hai loại phí trên. Lý do là thực tiễn cho vay ở Việt nam các Bên cho vay th−ờng chỉ có hai loại phí trên và BTC cũng chỉ đồng ý bảo lãnh cho các khoản vay mà các chi phí đ−ợc hạn chế ở mức cao nhất. Do đó, trong tr−ờng hợp có quá nhiều loại phí thì cần đàm phán để gộp về hai loại phí trên.

Thứ ba là về vấn đề thuế: Cần l−u ý là thông th−ờng các Bên cho vay n−ớc ngoài yêu cầu rằng các khoản tiền mà Bên cho vay nhận đ−ợc theo quy định của Hợp đồng tín dụng xuất khẩu là khoản tiền thực (net) tức là không bao gồm tất cả các loại thuế bất kỳ đ−ợc áp ở đâu, trong bất kỳ khâu nào của quá trình tín dụng. Điều này sẽ gây bất lợi cho phía Việt Nam vì nh− vậy có thể cùng một khoản tiền lãi và phí phải trả cho n−ớc ngoài thì sẽ phải gánh nhiều loại thuế (áp ở Việt Nam và n−ớc ngoài). Do đó cần l−u ý đ−a vào trong hợp đồng rằng các loại thuế áp ở Việt Nam thì Bên Việt Nam chịu còn các loại thuế áp ở n−ớc ngoài thì Bên cho vay n−ớc ngoài phải chịu.

Thứ t− là về nội dung của Th− bảo lãnh và YKPL: Trong HĐTDNM bao giờ cũng có các phụ lục quy định về nội dung của Th− bảo lãnh cũng nh− YKPL. Nội dung của các Phụ lục này là do phía Bên cho vay n−ớc ngoài soạn thảo (luôn theo h−ớng bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho Bên cho vay). Do đó, trong quá trình đàm phán về các nội dung này cần để cho đại diện BTC (đơn vị sẽ cấp bảo lãnh) và BTP (đơn vị sẽ cấp YKPL) chủ động đàm phán các nội dung này với đối tác. Chỉ khi nào đại diện của BTC và BTP đồng ý thống nhất về mọi nội dung của Th− bảo lãnh và YKPL thì Bên đi vay ViệtNnam mới có thể đồng ý đ−ợc với đối tác.

Thứ năm là về nội dung giải ngân của HĐTDNM: Vì việc giải ngân HĐTDNM phải theo rất sát với nội dung thanh toán theo HDTMNK hàng hóa và/hoặc dịch vụ nên trong phụ lục quy định về vấn đề giải ngân của HĐTDNM cần quy định rất chính xác về số tiền giải ngân, các chứng từ đính kèm để đảm bảo phù hợp 100% với nội dung quy định trong Hợp đồng th−ơng mại tránh tr−ờng hợp có sự khác biệt về số tiền giải ngân của Hợp đồng tín dụng và số tiền thanh toán của Hợp đồng th−ơng mại dẫn đến các tranh chấp không cần thiết sau này.

Thứ sáu là về vấn đề xác định thời điểm Bắt đầu trả nợ (Starting Point of Repayment): Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc thanh toán trả nợ của

HĐTDNM. Thông th−ờng Bên đi vay sẽ phải bắt đầu trả nợ gốc kể từ thời điểm 6 tháng sau ngày Bắt đầu trả nợ. Cũng liên quan đến thời điểm này, mọi việc giải ngân phải kết thúc tr−ớc thời điểm Bắt đầu trả nợ (trong tr−ờng hợp đặc biệt đ−ợc phép gia hạn nh−ng không chậm hơn năm tháng sau ngày Bắt đầu trả nợ). Thời điểm này cũng đ−ợc lấy làm mốc để tính ng−ợc trở lại (theo kỳ 6 tháng) để tính lãi vay trong thời gian xây dựng và lãi phải trả trong kỳ trả nợ. Do đó, Bên đi vay cần căn cứ vào tiến độ thanh toán của Hợp đồng th−ơng mại, tiến độ thực hiện Dự án và đặc biệt là thời điểm dự kiến bắt đầu có nguồn thu của Dự án để cùng với Bên đi vay xác định Thời điểm bắt đầu trả nợ. Nếu xác định thời điểm này không chính xác thì sẽ rất rủi ro sau này là phải xin gia hạn thì sẽ rất phức tạp vì phải giải trình với Bên cho vay, Bên bảo lãnh cũng nh− Bên bảo hiểm.

Thứ bảy là liên quan đến các cam kết của Bên đi vay về các vấn đề môi tr−ờng của Dự án. Theo quy định của Thỏa thuận OECD về hỗ trợ chính thức thì các tổ chức ECA và các Bên cho vay TDNM không đ−ợc tài trợ cho các dự án mà có tác động xấu đến môi tr−ờng. Do đó, trong HĐTDNM th−ờng quy định rằng mọi chi phí cho vấn đề xem xét đánh giá tác động môi tr−ờng theo yêu cầu của Bên bảo hiểm đối với Dự án trong thời gian của Hợp đồng tín dụng sẽ do Bên đi vay phải chịu. Do đó, khi đàm phán về vấn đề này cần phân biệt rõ (và quy định trong hợp đồng) các loại chi phí nào Bên đi vay phải trả và xác định rõ rằng các chi phí này phải là các chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định để tránh những tranh chấp sau này xảy ra.

Thứ tám là thời hạn hoàn thành các điều kiện tiên quyết giải ngân: Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình BTC và BTP hoàn thành việc cấp Th− bảo lãnh và YKPL. Cần phải tiên liệu tr−ớc là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành các thủ tục này là bao lâu để quy định trong hợp đồng một cách phù hợp về thời hạn hoàn thành các điều kiện tiên quyết giải ngân. Vì nếu

trong thời hạn đã quy định mà Bên đi vay không hoàn thành đ−ợc thì lại phải xin gia hạn, gây mất thời gian một cách không cần thiết sau này.

Thứ chín là về chiến l−ợc đàm phán: Kinh nghiệm cho thấy việc đàm phán với các đối tác đến từ các n−ớc khác nhau thì có phong cách và chiến l−ợc đàm phán khác nhau. Đối với các đối tác Nhật bản thì việc đàm phán phải hết sức kiên trì, nhẫn nại bởi vì các đối tác đàm phán Nhật bản nhiều khi hết sức máy móc với các quy định của bản thân Bên cho vay (ví dụ nh− Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản - JBIC) và Thỏa thuận OECD cũng nh− các quy định của Bên bảo hiểm. Không dễ gì thuyết phục đ−ợc bên đàm phán ng−ời Nhật đồng ý sửa đổi các nội dung trong dự thảo hợp đồng của họ. Đối với các đối tác ph−ơng tây nh− Pháp, Italia hoặc Thụy sỹ thì không nên “mặc cả” quá nhiều trong quá trình đàm phán vì quan điểm của họ rất rõ ràng: những gì đ−ợc thì họ sẽ đồng ý ngay còn những gì không đ−ợc thì là không thể đ−ợc, không phải đàm phán đi đàm phán lại nhiều lần mất thời gian vô ích. Thứ m−ời là ngôn ngữ đàm phán: Thông th−ờng việc đàm phán sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chủ đạo. Trong tr−ờng hợp Bên Việt Nam không đủ khả năng đàm phán bằng tiếng Anh thì cần phải có phiên dịch có đủ năng lực trình độ (đặc biệt là phải có hiểu biết nhất định về các thuật ngữ tài chính, ngân hàng) để có thể truyền tải hết đ−ợc các nội dung trên bàn đàm phán. Nếu việc này không giải quyết đ−ợc tốt thì sẽ rất khó cho các Bên hiểu đ−ợc nhau trong quá trình đàm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại việt nam (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)