Các công việc cần chuẩn bị tr−ớc khi đàm phán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại việt nam (Trang 101 - 103)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.6 Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quá trình ký kết và thực hiện Hợp

3.6.2 Các công việc cần chuẩn bị tr−ớc khi đàm phán:

Việc thành công trong bất kỳ quá trình đàm phán nào phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị kỹ l−ỡng các nội dung đàm phán. Trên cơ sở các nội dung thể hiện trong bản chào tài chính (đã đ−ợc phân tích, tổng hợp), cần phải

chuẩn bị các ph−ơng án để đàm phàn. Các công việc chuẩn bị tr−ớc khi đàm phán bao gồm:

+ Nghiên cứu kỹ các nội dung của bản chào tài chính và cập nhật vào

nội dung hợp đồng: Thông th−ờng tr−ớc khi đàm phán, đối tác n−ớc ngoài sẽ gửi dự thảo hợp đồng cho phía Việt Nam để nghiên cứu tr−ớc. Do đó cần nghiên cứu kỹ nội dung dự thảo hợp đồng và cập nhật các nội dung của bản chào tài chính vào trong dự thảo Hợp đồng để đàm phán nh− cập nhật về tổng số tiền của khoản vay, lãi suất, phí bảo hiểm, các loại phí của hợp đồng, các vấn đề về thuế, luật điều chỉnh...

+ Chuẩn bị các ph−ơng án đàm phán (các ph−ơng án lựa chọn để th−ơng thảo): Bao giờ cũng phải chuẩn bị tr−ớc các ph−ơng án đàm phán để “mặc cả” với đối tác, tránh thụ động. Các ph−ơng án này bao gồm ph−ơng án về lãi suất (bao gồm lãi biên), phí bảo hiểm, các loại thuế...

+ Chuẩn bị thành phần đàm phán: Thành phần đàm phán về phía Việt Nam phải là những ng−ời có kinh nghiệm và nắm chắc các vấn đề về pháp luật và tài chính. Ngoài ra, những ng−ời tham gia đàm phán phải có trình độ ngoại ngữ tốt để đàm phán “tay đôi” đ−ợc với đối tác n−ớc ngoài. Ngoài ra cũng phải bố trí (dự phòng) một hoặc nhiều phiên dịch có trình độ tốt và có hiểu biết về luật pháp và tài chính để hỗ trợ quá trình đàm phán. Thêm vào đó cũng phải mời các chuyên gia của BTC, BTP và NHNN cùng tham gia cùng đàm phán với đối tác n−ớc ngoài (đây là yêu cầu bắt buộc theo quy định hiện hành). Tr−ớc khi tiến hành đàm phán, phía Việt nam phải gửi nội dung dự thảo hợp đồng, bản chào tài chính cho các chuyên gia của BTC, BTP và NHNN nghiên cứu tr−ớc để cùng phối hợp đàm phán. Đây là “chỗ dựa” rất quan trọng đối với Bên Việt Nam để cùng đàm phán có hiệu quả với phía n−ớc ngoài;

+ Tìm hiểu về các quy định của Thỏa thuận OECD về tín dụng hỗ trợ

của Thỏa thuận OECD về tín dụng hỗ trợ chính thức vì đây là cơ sở pháp lý “gần nhất” đối với khung tín dụng này. Các quy định của OECD khá chi tiết, do đó sẽ là công cụ tốt để làm cơ sở đàm phán với đối tác.

+ Tìm hiểu về luật pháp của n−ớc Bên đi vay và/hoặc luật của n−ớc sẽ sử dụng làm luật điều chỉnh hợp đồng: Tr−ớc khi đàm phán phía Việt Nam cũng cần phải tìm hiểu về luật pháp n−ớc ngoài có liên quan. Ví dụ nếu đàm phán với đối tác Nhật thì phải tìm hiểu quy định của luật dân sự, luật th−ơng mại và các luật có liên quan của Nhật bản. Cũng t−ơng tự nh− vậy khi đàm phán với các đối tác khác nh− Pháp, Mỹ....

+ Tìm hiểu các quy định của Việt Nam có liên quan: Nh− đã trình bày ở trên, các quy định của Việt Nam liên quan đến vấn đề vay n−ớc ngoài khá nhiều bao gồm: Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày

13/12/2005; Nghị định 160/2006/NĐ-CP h−ớng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối; Quy chế quản lý vay và trả nợ n−ớc ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ; Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay n−ớc ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 của Thủ t−ớng Chính phủ và các văn bản khác có liên quan. Do đó, phía Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ các quy định này để đ−a vào một cách hợp lý trong nội dung của Hợp đồng, tránh bị phía n−ớc ngoài “ép” quá nhiều, gây bất lợi cho phía Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)