NHẬN XẫT, ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 60 - 70)

CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIấN PHẠM TỘI TRấN ĐỊA BÀN TỈNH

HẢI DƯƠNG

2.4.1. Những ưu điểm

Biện phỏp ngăn chặn là biện phỏp cưỡng chế trong TTHS được ỏp dụng đối với bị can, bị cỏo, người đang bị truy nó hoặc đối với những người chưa bị khởi tố nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xó hội, ngăn

ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn trỏnh phỏp luật hoặc cú hành động gõy cản trở cho việc điều tra, truy tố, xột xử và thi hành ỏn. Khi ỏp dụng biện phỏp ngăn chặn sẽ gõy ảnh hưởng trực tiếp đến cỏc quyền cơ bản của cụng dõn được quy định trong Hiến phỏp và cỏc văn bản khỏc. Nhà nước đó cú chớnh sỏch hỡnh sự đối với người chưa thành niờn phạm tội, chủ yếu là giỏo dục, giỳp đỡ người chưa thành niờn sửa chữa sai lầm, tạo điều kiện cho họ phỏt triển lành mạnh để trở thành cụng dõn cú ớch cho xó hội. Thực tiễn ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn trong TTHS của cỏc cơ quan cú thẩm quyền ở tỉnh Hải Dương đó gúp phần vào cụng tỏc đấu tranh phũng chống tội phạm, tội phạm do người chưa thành niờn thực hiện và gúp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an tồn xó hội.

Trước hết, về nhận thức lý luận cỏc biện phỏp ngăn chặn đối với người chưa thành niờn phạm tội trong TTHS. Đõy là cội nguồn của vấn đề, là nội dung cú ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động thực tiễn, là căn cứ để hoạt động, là chỗ dựa vững chắc cho hoạt động thực tiễn đa dạng phong phỳ.

Quỏ trỡnh định hướng hoạt động của con người trờn cơ sở giải quyết mối quan hệ biện chứng của cỏc yếu tố: đối tượng- phương phỏp- mục đớch xỏc định đối tượng, cho phộp ta sử dụng, lựa chọn đỳng phương phỏp và nhằm đạt tới đớch đó định. Nhận thức đú đó gúp phần chỉ đạo hoạt động cỏc biện phỏp ngăn chặn. Nắm vững, hiểu được cỏc quy định của luật TTHS, chớnh là chỳng ta nắm được phương phỏp, phương tiện để thực hiện. Con người- yếu tố cơ bản của quỏ trỡnh thực hiện này chớnh là cỏc cỏn bộ, cụng chức của cỏc Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sỏt và Tũa ỏn.

Những năm qua đội, ngũ cỏn bộ cụng chức cú thẩm quyền ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn trờn địa bàn tỉnh Hải Dương đó từng bước được nõng cao trỡnh độ chuyờn mụn nghiệp vụ phự hợp với yờu cầu nhiệm vụ đề ra, được nghiờn cứu để nắm vững kiến thức phỏp luật núi chung và việc ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn đối với người chưa thành niờn núi riờng. Kết quả hoạt

động ỏp dụng biện phỏp ngăn chặn đối với người chưa thành niờn hiện nay là khỏ cao, hạn chế được sai phạm. Hoạt động này được thực hiện do sự vận dụng linh hoạt, sỏng tạo và trờn cơ sở nắm vững và hiểu đỳng những quy định của phỏp luật người chưa thành niờn.

Về hoạt động thực tiễn thể hiện kết quả của quỏ trỡnh ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn trờn địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy đó cú sự phối kết hợp giữa cỏc cơ quan THTT kịp thời, trờn cơ sở tuõn thủ phỏp luật, hạn chế sự phối hợp mang tớnh chất thỏa thuận. Do vậy, nú thể hiện được vai trũ độc lập, tuõn theo phỏp luật, cựng thảo luận những vướng mắc để đưa ra cỏch xử lý đỳng đắn, sỏt thực.

Viện kiểm sỏt cũng thường xuyờn và định kỳ tiến hành kiểm sỏt việc tạm giữ, tạm giam tại cỏc nhà tạm giữ, lưu giam ở Cụng an cỏc huyện, thị cũng như trại tạm giam Kim Chi, Cụng an tỉnh Hải Dương và trại giam Hoàng Tiến, Tổng cục VIII- Bộ Cụng an. Qua kiểm tra và giỏm sỏt nhận thấy cơ bản cỏc chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam được cỏc trại thực hiện theo đỳng quy định của phỏp luật, người bị tạm giữ, tạm giam khụng bỏ trốn, phỏ trại hoặc phạm tội mới. Cỏc quyền lợi hợp phỏp của cỏc can phạm được đảm bảo.

Riờng đối với người chưa thành niờn phạm tội, những năm gần đõy việc ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn đối với đối tượng đặc biệt này đó đi dần sỏt và đỳng tinh thần của BLTTHS, chỉ ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn tước tự do đối với người chưa thành niờn phạm tội khi thật cần thiết, cũn trong những trường hợp cú thể ỏp dụng cỏc biện phỏp như bảo lĩnh và cấm đi khỏi nơi cư trỳ mà vẫn đảm bảo được tiến trỡnh điều tra, truy tố, xột xử thỡ người chưa thành niờn vẫn được ưu tiờn ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn khụng tước tự do.

Bờn cạnh những ưu điểm và kết quả đó đạt được trong quỏ trỡnh ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn đối với người chưa thành niờn phạm tội trờn địa bàn tỉnh Hải Dương như đó trỡnh bày trờn thỡ vẫn cũn tồn tại nhiều hạn

chế, tỡnh trạng này đang làm cản trở hiệu quả ỏp dụng trong thực tế. 2.4.2. Những hạn chế và nguyờn nhõn của những hạn chế

* Những hạn chế

Ngồi những ưu điểm đó đạt được, việc ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn đối với người chưa thành niờn phạm tội cũn cú những hạn chế nhất định, đú là:

Theo quy định của phỏp luật TTHS, bắt người chưa thành niờn phạm tội phải được thực hiện theo Điều 80, Điều 81, Điều 82 và Điều 303 BLTTHS 2003. Tuy nhiờn trờn thực tế việc xỏc định căn cứ để ỏp dụng cỏc trường hợp bắt cụ thể cũn lỳng tỳng, cú lỳc trở nờn sai phạm hay quỏ lạm dụng việc bắt khẩn cấp, khụng tuõn thủ những quy định của Điều 303 BLTTHS. Vớ dụ như trờn thực tiễn, khi phỏt hiện thấy một người đang thực hiện tội phạm thỡ vẫn bắt và giải người đú đến cơ quan Cụng an, Viện kiểm sỏt hoặc Ủy ban nhõn dõn nơi gần nhất. Tại Cơ quan điều tra, cỏc điều tra viờn mới cú đủ điều kiện để xỏc định người bắt đó thành niờn hay chưa thành niờn. Nếu đối tượng bị bắt là người chưa thành niờn nhưng lại phạm tội ớt nghiờm trọng hoặc phạm tội nghiệm trọng do vụ ý… thỡ việc bắt quả tang lại khụng đỳng với Điều 303 BLTTHS. Nhưng nếu khụng ỏp dụng thỡ hành vi thực hiện tội phạm đú sẽ khụng cũn tớnh quả tang nữa và khụng đỏp ứng yờu cầu kịp thời ngăn chặn.

Sau khi thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, vẫn cú tỡnh trạng Cơ quan điều tra khụng bỏo ngay cho Viện kiểm sỏt mà tiếp tục ra quyết định tạm giữ rồi mới gửi đồng thời Lệnh bắt khẩn cấp và Quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sỏt cựng cấp phờ chuẩn. Hoặc cũng cú trường hợp Cơ quan điều tra ra Lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ vẫn khụng gửi hồ sơ cho Viện kiểm sỏt mà hết hạn tạm giữ mới gửi Quyết định gia hạn tạm giữ cựng Lệnh bắt và Quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sỏt xột phờ chuẩn. Trong những trường hợp này cỏc Cơ quan điều tra đặt Viện kiểm sỏt vào tỡnh thế đó rồi, hạn chế vai trũ kiểm sỏt việc tuõn theo phỏp luật của Viện kiểm sỏt.

Đối với người chưa thành niờn bị bắt theo quyết định truy nó lại phải trả tự do khi loại tội phạm mà họ thực hiện là tội phạm ớt nghiờm trọng hay nghiờm trọng do vụ ý. Đú đều là những đối tượng đó từng phạm tội, hoặc đang thi hành ỏn, hoặc đó được ỏp dụng biện phỏp ngăn chặn khụng tước tự do khỏc nhưng lại bỏ trốn. Tuy nhiờn, trong tỡnh huống này, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp nhận thả tự do, hoặc ỏp dụng một biện phỏp ngăn chặn khụng tước tự do khỏc mà biện phỏp này vốn đó khụng đủ sức ngăn chặn, tạo điều kiện cho đối tượng lợi dụng để cản trở quỏ trỡnh điều tra, che giấu tội phạm, tiờu hủy vật chứng hay tiếp tục phạm tội.

Việc quỏ tải ở nhà tạm giữ, việc xử lý hành chớnh và tạm giữ tố tụng cũn lẫn lộn nờn khụng phõn húa được đối tượng giam giữ, cú trường hợp tạm giữ người chưa thành niờn cựng với đối tượng đó thành niờn. Hơn nữa, việc tạm giữ nhiều người tập trung vào một phũng sẽ gõy ra tỡnh trạng vệ sinh mụi trường, an toàn phũng chỏy, chữa chỏy khụng đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người bị tạm giữ. Nhưng hạn chế nhất vẫn là việc tạm giữ quỏ hạn do thiếu kiểm tra, do tạm giữ hành chớnh và xử phạt hành chớnh đó ỏp dụng lẫn lộn với hoạt động tố tụng.

Đối với biện phỏp ngăn chặn bảo lĩnh, một thực tế là khi người nhận bảo lĩnh, vi phạm cam kết để bị can bỏ trốn thỡ kinh phớ cho việc truy bắt bị can ấy lại đặt vai trũ chủ chi cho Nhà nước. Do vậy, cú thể buộc họ phải kết hợp việc nhận bảo lĩnh với đặt một số tiền để sung vào cụng quỹ khi họ vi phạm cam kết để bảo đảm chi phớ việc truy bắt. Những vấn đề nờu trờn đang trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả việc ỏp dụng biện phỏp bảo lĩnh trong TTHS. Bảo lĩnh thể hiện kết quả tỏc động tổng hợp lờn nhận thức của bị can song cũng là một vấn đề của xó hội xem xột, nú như một sự nương tựa, ụ che, nếu bản thõn bị can được người cú quyền chức đứng ra bảo lĩnh hoặc là con, chỏu những người cú chức vụ, quyền hạn trong cỏc cơ quan nhà nước, tổ chức xó hội.

Thứ nhất, cỏc quy định của BLTTHS cũn nhiều vấn đề chưa đồng bộ,

chưa thống nhất, cũn chồng chộo gõy khú khăn cho việc ỏp dụng.

Về việc ỏp dụng cỏc biện phỏp bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niờn phạm tội, tại Điều 303 BLTTHS đó quy định về việc xỏc định độ tuổi và mức độ gõy nguy hiểm cho xó hội của hành vi phạm tội của người chưa thành niờn trong trường hợp bắt khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nó cũn nhiều vướng mắc trong quỏ trỡnh ỏp dụng.

Việc quy định hai mức tuổi (từ 14 đến dưới 16 tuổi và từ 16 đến dưới 18 tuổi) để ỏp dụng biện phỏp bắt, tạm giữ, tạm giam như Điều 303 BLTTHS là khụng cần thiết. Mục đớch của cỏc biện phỏp ngăn chặn trờn là để đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xột xử. Vỡ việc xỏc định độ tuổi chỉ đặt ra để xỏc định tội danh và xột mức hỡnh phạt. Việc phõn chia mức độ tuổi để ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn như trờn khụng những khụng hiệu quả mà nhiều khi cũn gõy khú khăn trong quỏ trỡnh ỏp dụng.

Quy định về trường hợp bắt khẩn cấp tại khoản 2 Điều 303 là khụng thống nhất với điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS và Điều 17 BLHS, đồng thời nú khụng đảm bảo được tớnh nhất quỏn về nội dung nguyờn tắc nhõn đạo trong phỏp luật TTHS, khụng đảm bảo được quyền, lợi ớch hợp phỏp của người chưa thành niờn. Điều 17 BLTTHS quy định "người chuẩn bị phạm một tội rất nghiờm trọng hoặc đặc biệt nghiờm trọng thỡ phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự về tội định phạm" [43]. Và khoản 1 Điều 81 BLTTHS đó cụ thể húa Điều 17 BLHS, theo đú thỡ khi cú căn cứ cho rằng một người "đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiờm trọng hoặc đặc biệt nghiờm trọng…" [43] thỡ được bắt khẩn cấp. Tuy nhiờn, khoản 2 Điều 303 BLTTHS lại quy định "việc bắt khẩn cấp được ỏp dụng đối với người chưa thành niờn từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong trường hợp họ chuẩn bị phạm tội nghiờm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiờm trọng hoặc đặc biệt nghiờm trọng" [43]. Nghĩa là người chưa thành niờn chỉ chuẩn bị phạm tội nghiờm trọng do cố ý là đó bị bắt khẩn

cấp rồi, trong khi người đó thành niờn thỡ chuẩn bị phạm tội rất nghiờm trọng hoặc đặc biệt nghiờm trọng mới phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự.

Về biện phỏp bắt người chưa thành niờn phạm tội quả tang, như quy định tại Điều 82 BLTTHS thỡ "bất kỳ người nào cũng cú quyền bắt "nếu phỏt hiện một người "đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thỡ bị phỏt hiện hoặc bị đuổi bắt" [43]. Tuy nhiờn lại phải đảm bảo cỏc điều kiện tại Điều 303 BLTTHS về xỏc định độ tuổi và tớnh chất nguy hiểm cho xó hội của hành vi phạm tội. Nhưng " người nào" đú nếu chỉ là cụng dõn bỡnh thường sẽ khụng cú đủ thời gian và điều kiện để xỏc định độ tuổi hay tớnh chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, việc xỏc định người đú đang ở độ tuổi nào, 14, 16 hay 18 tuổi hay chưa, cũng như việc xỏc định người đú phạm lỗi cố ý hay vụ ý, phạm tội nghiờm trọng, rất nghiờm trọng hay đặc biệt nghiờm trọng. Do đú để thực hiện chớnh xỏc theo yờu cầu của Điều 82 và Điều 303 BLTTHS đó quy định thỡ thực tế rất khú thực hiện.

Trường hợp thi hành lệnh bắt khẩn cấp, theo quy định tại Điều 81 BLTTHS thỡ Cơ quan điều tra sau khi bắt khẩn cấp phải " bỏo ngay" cho Viện kiểm sỏt cựng cấp phờ chuẩn, nhưng như thế nào gọi là "bỏo ngay" thỡ khụng quy định cụ thể, khụng cú hướng dẫn kốm theo dẫn đến việc ỏp dụng tựy tiện.

Hay như căn cứ gia hạn tạm giữ theo Điều 87 BLTTHS là "trong trường hợp khẩn cấp" nhưng khụng giải thớch "trường hợp khẩn cấp" bao gồm những trường hợp nào. Đõy là nguyờn nhõn dẫn đến sự khụng thống nhất trong nhận thức về vấn đề này, làm phỏt sinh tỡnh huống cựng một điều kiện phạm tội và nhõn thõn nhưng cú nơi phờ chuẩn gia hạn cú nơi khụng.

Về trường hợp thi hành lệnh bắt tạm giam, luật khụng quy định cụ thể cỏc trường hợp ngoại lệ về thủ tục chứng kiến trong cỏc trường hợp nơi cư trỳ của đối tượng bị bắt là khu vực địa hỡnh khụng thuận lợi hay cần đảm bảo bớ mật điều tra vụ ỏn, an ninh quốc gia… nờn khụng thể triệu tập đầy đủ những người chứng kiến theo luật định, để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều

tra trong quỏ trỡnh ỏp dụng.

Phỏp luật TTHS khụng quy định rừ cần ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn khụng tước tự do đối với người chưa thành niờn khi khụng cú căn cứ về việc đối tượng sẽ tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gõy cản trở nghiờm trọng đến việc điều tra, truy tố, xột xử; hay nếu khụng tạm giam với họ sẽ gõy nguy hại đến an ninh quốc gia. Dẫn đến việc chỉ cần cú đủ căn cứ phự hợp với Điều 88 và Điều 303 BLTTHS thỡ người chưa thành niờn vẫn bị tạm giam. Trong khi chỉ cần ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn khụng tước tự do là đó đảm bảo tớnh ngăn chặn đối với họ.

Thứ hai, do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cỏc cơ quan.

Cơ chế phối hợp giỳp cỏc cơ quan cú sự liờn kết với nhau cựng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỡnh. Tuy nhiờn trong một số trường hợp, sự phối hợp giữa khụng chặt chẽ sẽ gõy cản trở cho quỏ trỡnh ỏp dụng phỏp luật.

Việc bắt người phạm tội quả tang luụn chiếm tỷ lệ cao trong cỏc trường hợp bắt, song lại nảy sinh vấn đề, do Cơ quan điều tra thường tiếp nhận người bị bắt nhiều hơn là từ hoạt động của mỡnh, do đú cú liờn quan đến nhiều vấn đề như sự khụng thống nhất giữa Viện kiểm sỏt với Cơ quan điều tra trong việc ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn tiếp theo hoặc lỳc đầu Viện kiểm sỏt đồng ý nhưng sau lại khụng đồng ý.

Hay đụi khi Kiểm sỏt viờn khụng chủ động trong quỏ trỡnh xột phờ chuẩn, chỉ dựa vào tài liệu gửi kốm. Khi tài liệu chưa đỳng hoặc chưa đủ thụng tin, trong trường hợp cần thiết, theo quy định Kiểm sỏt viờn phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xột hay phờ chuẩn hay khụng phờ chuẩn, tuy nhiờn Kiểm sỏt viờn thường thụ động chỉ dựa vào tài liệu gửi kốm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 60 - 70)