Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Tuấn - Tú -TN- Tiên pps (Trang 86 - 91)

D Tài sản nợ khác 220396 248506 294254 1Vốn của TCT

13 Nguồn: Tổng kết của Ngân hàng Công thương Thái Nguyên 2006-

3.2.2. Các giải pháp vĩ mô

3.2.2.1 Đối với chính phủ

- Cần có định hướng phát triển cụ thể đối với từng ngành nghề, từng địa phương cho phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế. Do từ trước tới nay nước ta đều đã có định hướng phát triển với từng vùng kinh tế, từng địa phương nhưng việc định hướng chưa thực sự có hiệu quả dẫn đến việc đầu tư tràn lan, nhiều sản phẩm dư thừa không tiêu thụ được, bên cạnh đó vẫn có nhiều sản phẩm thiếu mà không ai sản xuất, phải đi nhập ngoại.

- Khi ban hành cơ chế chính sách cần có sự thống nhất giữa các bộ, các ngành, UBND tỉnh thành tránh tình trạng mỗi bộ mỗi ngành lại có quy định riêng, thực hiện chồng chéo gây phiền hà. Phải có chế tài xử phạt đối với các bộ các ngành ra các quyết định sai lầm làm tổn hại đến nền kinh tế.

- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư.

- Cần có văn bản quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định dự án. Các Bộ các ngành cần phối hợp chặt chẽ trong thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Các Bộ, Tổng công ty, Sở, UBND Tỉnh, Thành phố khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư cho các doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng mọi mặt của sự án, tránh để tình trạng phê duyệt hình thức , không cụ thể và không mang tính khả thi để ngân hàng mất nhiều thời gian thẩm định nhưng kết quả lại không cho vay được. Nếu cơ quan phê duyệt đầu tư có trách nhiệm, chú trọng nhiều đến việc đánh giá tính hiệu quả các dự án thì sẽ tạo cơ sở cho các bộ thẩm định yên tâm hơn khi thẩm định tính khả thi của các dự án.

- Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và hoàn thiện hơn nữa một số điều khoản trong các bộ luật. Nhà nước cần phải có một cơ chế chính sách ổn định để tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư thu hút thêm các nhà đầu tư mới.

- Thiết lập hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả. Nhà nước cần ban hành những sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo số liệu kế toán phải trung thực đầy đủ. Cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của các doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả tài chính của chủ đầu tư phải được kiểm toán đánh giá và xác nhận tính đúng đắn của số liệu. Có như vậy cán bộ thẩm định mới có thể nhận được các thông tin trung thực, cần thiết cho quy trình thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin trong quá trình đầu tư dự án.

- Cần có chế tài xử lý vi phạm trong việc lập báo cáo sai, đồng thời phải xử lý nghiêm các trường hợp doang nghiệp cung cấp thông tin giả nhằm nâng cao pháp chế XHCN.

- Cần hoàn chỉnh chính sách và cơ chế thích hợp có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc cùng ngân hàng xử lý nợ tồn đọng, nợ khó đòi ở các doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề phát mại tài sản (kể cả QSD đất) với những doanh nghiệp tuyên bố hoặc rơi vào tình trạng phá sản mà chây ỳ không trả nợ ngân hàng, Tránh tình trạng khi duyệt dự án thì có rất nhiều cấp, nhiều ngành, nhưng khi dự án không khả thi thì chỉ thấy có mỗi ngân hàng phải vào cuộc.

3.2.2.2 Đối với các Bộ, ngành

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành và hệ thống tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp để giúp NHTM có cơ sở đánh giá, phân tích và áp chuẩn vào các công tác thẩm định dự án để hoàn thiện hơn bởi có có các tiêu chí đánh giá và so sánh với các tiêu chí của dự án và mặt bằng chung của toàn ngành.

- Hoàn thiện và củng cố các cơ quan tư vấn và họat động tư vấn, cơ quan cung cấp thông tin để đáp ứng nhu cầu của các NHTM trong việc thuê tư vấn và mua thông tin hoặc xin cung cấp thông tin được thuận tiện hơn khi cần có ý kiến của các chuyên gia, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các bên tư vấn.

- Các Bộ, các cơ quan chủ quan, UBND Tỉnh, Thành phố cần quan tâm hơn đến công tác thẩm định doanh nghiệp khi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, và các công tác thẩm định dự án, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án thuộc lĩnh vực quản lý, kết quả thẩm định dự án là căn cứ quan trọng để các ngân hàng bám sát, sử dụng trong quá trình thẩm định dự án

- Bộ kế hoạch và đầu tư cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự xây dựng, lập dự án đầu tư, đưa ra các chỉ tiêu hướng dẫn cụ thể, kịp

thời xây dựng và công bố rộng rãi quy họach ngành, vùng, lãnh thổ... để định hướng cho các dự án, đầu tư phù hợp, khoa học và hiệu quả.

- Bộ tài chính ban hành các chính sách quy định về thuế cho phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, tránh tình trạng đưa ra loại thuế truy thu vào lúc doanh nghiệp đã bán hết hàng hoặc đánh mức thuế quá cao dẫn đến các doanh nghiệp khai thác không trung thực. Bộ cần phối hợp thường xuyên với Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các dự án đầu tư lớn... nhằm có được thông tin tin cậy về tình hình tài chính và tuân thủ các quy định về tài chính của doanh nghiệp.

- Các Bộ ngành cần ban hành các định mức trung bình, định mức cho phí, định mức đầu tư cho một loại sản phẩm trong năm... để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng thẩm định dự án và ngân hàng... có căn cứ khoa học và tin cậy trong việc quyết định đầu tư của mình tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Do vậy, đề nghị các bộ cần thường xuyên hệ thống hóa thông tin ngành quản lý và công bố thông tin rộng rãi qua báo chí, mạng internet, quảng cáo trung tâm dự liệu... để chủ đầu tư và ngân hàng thuận tiện trong việc tra cứu, tham khảo phục vụ hoạt động chuyên môn.

3.2.2.3 Với ngân hàng nhà nước Việt Nam

Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của các NHTM, ngân hàng nhà nước cần chú trọng một số điểm sau:

- Cần xây dựng chiến lược của họat động ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng cơ chế chính sách và định hướng cụ thể của ngành ngân hàng trong lĩnh giai đoạn đổi mới để có những bước đi phù hợp, tạo cơ hội phát triển vốn tự có cho các NHTM trong nước nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong hội nhập.

- Thực hiện chức năng chỉ đạo, định hướng và xây dựng một hệ thống thông tin nhiều chiều có chất lượng cao có thể cung cấp cho các NHTM thông qua cơ chế “mua - bán thông tin”. Cụ thể là có chính sách phát triển Trung tâm thông tin cho vay của Ngân hàng Nhà nước (CIC) trở thành một cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho các NHTM. CIC phải chịu trách nhiệm về các thông tin do mình cung cấp.

- Tiếp tục chú trọng đầu tư cải tiến công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá ngành ngân hàng song song với việc nâng cao trình độ công nghệ, và phát triển các phương thức quản lý ngân hàng hiện đại cho đội ngũ cán bộ.

- Nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các NHTM thông qua các chỉ tiêu đánh giá như doanh thu, chi phí nợ quá hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn, thu dịch vụ phí ... có so sánh để các ngân hàng biết đuợc các hoạt động của mình so với ngân hàng khác để có cố gắng phấn đấu.

- Tiếp tục tăng cuờng các hoạt động giám sát và thanh tra đối với các NHTM; tập trung trọng điểm vào các địa bàn thành phố lớn và các Chi nhánh có biểu hiện yếu kém trong hoạt động kinh doanh; xử lý nghiêm khắc với những sai phạm của các NHTM.

- Cần giữ mối quan hệ chặt chẽ, với các sơ quan quản lý Nhà nước như Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ giao thông vận tải, Bộ thuơng mại, Bộ công an, Tổng cục thống kê để trao đổi, thu thập thông tin về, chính sách có liên quan đến kinh doanh ngân hàng.

- Yêu cầu các NHTM trên cùng một địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN, cạnh tranh lành mạnh ... tránh tình trạng ngân hàng tìm mọi biện pháp để lôi kéo khách hàng dẫn đến việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Xác định huớng đầu tư cho các NHTM

trong từng thời kỳ theo quy hoạch định huớng phát triển kinh tế của đất nuớc.

Một phần của tài liệu Tuấn - Tú -TN- Tiên pps (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w